Đầu kỷ 20: Ballets Russes
Sergei Diaghilev, được coi là một trong những nhà sản xuất ba lê vĩ đại nhất mọi thời đại, đã thành lập đoàn ba lê của riêng ong, Ballets Russes, vào năm 1909 với Michel Fokine là biên đạo múa đầu tiên. Với sự ra đời của Ballets Russes và việc Diaghilev chuyển hoạt động của đoàn ba lê sang Pháp, đến lượt mình, ba lê Nga gây ảnh hưởng ngược trở lại nước Pháp và Paris một lần nữa lại trở thành kinh đô ba lê của thế giới. Michel Fokine, trước khi đi theo Diaghilev, đã từng làm việc cho đoàn ballet tại St. Petersburg, nơi những ý tưởng cấp tiến của ông không được chấp nhận. Fokine luôn cho rằng các kỹ thuật múa có mục đích thể hiện tính cách và cảm xúc. Ông cảm thấy toàn bộ cơ thể của vũ công, chứ không chỉ có những động tác kịch câm riêng lẻ, là phương tiện thể hiện câu chuyện vào mọi khoảnh khắc trong vở diễn. Ông cũng thúc đẩy các nghệ sỹ tham gia vào vở diễn phải hoà mình và một khối hài hoà tổng thể. Với đoàn ballet của Diaghilev, Fokine có cơ hội hiện thực hoá các ý tưởng của mình. Ông đã tạo ra những tác phẩm xuất sắc như Prince Igor (1909), The Firebird (1910), và Petrouchka (1911). Với phần nhạc soạn bởi Rimsky-Korsakov và Stravinsky cùng sân khấu do Picasso, Rouault, Matisse, và Derain thiết kế và một dàn diễn viên ba lê tài năng, Ballets Russes thực sự tạo lên một đế chế có ảnh hưởng sâu sắc và cải tổ nền ba lê Châu Âu trong suốt hai thập kỷ nó tồn tại. Năm 1929 với cái chết của Diaghiliev, đoàn Ballets Russes tan rã, nhưng những biên đạo và diễn viên múa đến từ nhiều nước trên thế giới từng tham gia đoàn ballet của ông vẫn luôn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ ở bất cứ nơi đâu mà họ đã đi qua.
Những đóng góp trong việc cách tân và phổ biến ba lê ra thế giới của các nghệ sỹ vĩ đại như Anna Pavlova và đặc biệt là đoàn Ballets Russes giúp ba lê sớm trở thành một môn nghệ thuật được hâm mộ trên toàn thế giới. Minh chứng là sự sự ra đời của các công ty ba lê mới như, Đoàn Ba lê Hoàng gia London (London’s The Royal Ballet – 1931), Đoàn Ba lê San Francisco (San Francisco Ballet – 1933), Nhà hát Kịch Ba lê Mỹ (American Ballet Theatre – 1937), Đoàn Ba lê quốc gia Australia (The Australian Ballet – 1940), đoàn Ba lê Thành phố New York (New York City Ballet – 1948), Đoàn Ba lê Quốc gia Canada (National Ballet of Canada – 1951), và đoàn Ba lê Delhi (Delhi Ballet – 2002).
Ba lê ngày nay
Sau chiến tranh thế giới lần thứ Nhất, ba lê tại Nga phát triển theo định hướng của nhà nước Liên Xô. Có rất ít tài năng ba lê ở lại trong nước, nhưng chừng đó cũng đủ để gieo mầm cho thế hệ sau này mà người gieo hạt giống đó chính là Agrippina Vaganova, học trò của Petipa và Cecchetti. Cuối những năm 1930, thế hệ các diễn viên và biên dạo múa mới của ba lê Nga được đào tạo tại Học việ Ba lê Vaganova bắt đầu xuất hiện trên sân khấu của Đoàn ba lê Kirov, hậu duệ của đoàn Ba lê Hoàng gia Nga tại St. Petersburg nay là Leningrad.
Ba lê trở lên phổ biến trong công chúng. Cả hai đoàn ba lê Bolshoi của Moscow và Kirov của St. Petersburg được đưa vào hoạt động. Sức ép từ việc tạo ra các tác phẩm mang ý thức hệ xã hội chủ nghĩa khiến cho các vở ba lê thời này ít gây được tiếng vang, tuy nhiên vẫn có một số tác phẩm nổi bật. Chẳng hạn Romeo và Juliet bởi Prokofiev và Lavrovsky xứng đáng được coi là một kiệt tác. “Ngọn lửa của Paris” của Boris Asafiev (nhạc) và Vasily Vainonen (biên đạo), mặc dù phơi bày trên sân khấu những khuyết tật của nghệ thuật theo chủ nghĩa hiện thực xã hội, vẫn là tác phẩm tiên phong cho việc sử dụng corps de ballet trong biểu diễn và yêu cầu một trình độ biểu diễn bậc thầy. Tác phẩn ba lê dựa trên thơ của Pushkin, “The Fountain of Bakhchisarai” âm nhạc do Boris Asafiev biên đạo bởi Rostislav Zakharov cũng là một thành công lớn.
Vở ba lê nổi tiếng Cinderella, âm nhạc do Prokofiev biên soạn, cũng là sản phẩm của ba lê Xô Viết. Tuy nhiên các tác phẩm kể trên ít được biết đến bên ngoài phạm vi Liên Xô và khối Đông Âu cho đến tận khi chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô tan rã.
Năm 1999 buổi công diễn với The Fountain of Bakhchisarai của đoàn Ba lê Kirov tại New York gây tiếng vang lớn. Ba lê Xô Viết chú trọng chủ yếu đến kỹ thuật, sự điêu luyện và dẻo dai. Nó yêu cầu sức bền thường vượt qua sức chịu đựng của các nghệ sỹ múa đương đại của phương Tây. Đối với những tài năng nổi trội của nền ba lê Xô Viết thời kỳ này như Galina Ulanova, Natalya Dudinskaya và Maya Plisetskaya và các biên đạo như Pyotr Gusev, chỉ có thể thấy hết được vẻ đẹp kỳ điệu của họ khi xem họ diễn lại những bước nhảy cũ.
Ba lê tại Mỹ đạt được bước phát triển đáng chú ý chủ yếu nhờ ảnh hưởng từ ba lê Nga mà cụ thể là từ Ballets Russes. Nhà biên đạo múa huyền thoại George Balanchine, thời trẻ từng làm việc cho đoàn Ballets Russes của Diagilev, là người đồng sáng lập ra Đoàn Ba lê Thành phố New York sau này trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới – New York City Ballet. Mikhail Mordkin, một diễn viên ba lê lớn đến từ Moscow, sáng lập công ty là tiền thân của American Ballet Theatre dưới sự định hướng của Lucia Chase. Các nhà biên đạo múa và diễn viên múa người Mỹ cũng góp phần tạo lên sự phát triển của ba lê Mỹ. Các biên đạo múa như Ruth Page, Agnes de Mille, và Jerome Robbins đã tạo ra các vở múa mang chủ để đặc trưng của nước Mỹ. Những tên tuổi nghệ sỹ múa của Mỹ thế kỷ 20 đã nổi danh trên toàn thế giới bao gồm: Maria Tallchief, Suzanne Farrell, Cynthia Gregory, Edward Villella, và Arthur Mitchell.
Vào giữa thế kỷ 20, các phong cách của ba lê tiếp thục phát triển và ảnh hưởng rộng rãi hơn tới biểu diễn múa, tiêu biểu như tại Mỹ, Goerge Balanchine đã phát triển một phong cách được biết đến ngày nay như ba lê tân cổ điển (sự kết hợp giữa ba lê cổ điển và ba lê đương đại) trong đó vở Apollo (1928) của ông được coi là vở ba lê tân cổ điển đầu tiên. Người chịu ảnh hưởng lớn từ phong cách múa tân cổ điển của Balanchine là diễn viên múa gốc Nga Mikhail Baryshnikov, người sau này đã có đóng góp lớn trong việc phát triển nghệ thuật ba lê đương đại.
Sau khi được bổ nhiệm làm giám độc nghệ thuật của Nhà Hát Ba lê Mỹ vào năm 1980, Baryshnikov đã làm việc với rất nhiều biên đạo múa hiện đại, trong đó nổi bật là Twyla Tharp. Vở múa hiện đại Push Comes to Shove (1976) được cô biên đạo cho Nhà Hát Ba lê Mỹ và Baryshnikov năm 1976. Năm 1986, Tharp biên đạo vở In The Upper Room cho công ty của riêng cô. Cả hai tác phẩm đều được đánh giá có tính cách tân đối với múa hiện đại trong việc kết hợp giữa giày ba lê và các diễn viên ba lê cổ điển để thể hiện ba lê đương đại. Tharp cũng hợp tác với Joffrey Ballet, công ty ba lê do Robert Joffrey thành lập năm 1957. Cô biên đạo vởi Deuce Coupe cho họ vào năm 1973 sử dụng nhạc pop và kết hợp các kỹ thuật múa hiện đại và ba lê. Joffrey Ballet tiếp tục biểu diễn rất nhiều các tác phẩm múa đương đại trong đó đa phần được biên đạo bởi người đồng sáng lập Gerald Arpino. Tại Châu Âu, phong cách ba lê đương đại thể hiện đặc sắc trong các tác phẩm của William Forsythe (Đức).
Trong giai đoạn này, rất nhiều biên đạo múa tạo dựng tác phẩm của họ dựa trên các tác phẩm kịch. Ví dụ như tác phẩm “Pillar of Fire” (1942) của nhà biên đạo người Anh Antony Tudor kể lại câu chuyện về cuộc nổi loạn và sự hối cải; tác phẩm “Fancy Free” (1944) của nhà biên đạo Mỹ Jerome Robbins, thể hiện những thuỷ thủ đang tìm kiếm chốn vui chơi tại thành phố New York; tại Đức, nhà biên kịch người Anh John Cranko đã tạo ra các vở ba lê trọn vẹn cho đoàn ba lê Stuttgart dựa trên tóm tắt các tách phẩm của William Shakerspeare và Alexander Pushkin.
Ngày nay, rất nhiều biên đạo múa muốn thể hiện vở múa của mình mà không hề có cốt truyện – chỉ để thể hiện giai điệu của âm nhạc hoặc nhấn mạnh một phong cách di chuyển nào đó. Người gây ảnh hưởng lớn nhất trong phong cách biên đạo này là Goerge Balanchine của đoàn Ba lê thành phố New York. Các tác phẩm của Balanchine bao gồm một loạt tác phẩm hợp tác với nhà soạn nhạc gốc Nga Igor Stravinsky, trong đó Agon (1957) phải kể đến như một kiệt tác. Balanchine cũng biên đạo các vở múa dựa trên nền nhạc lãng mạn hơn như vở Vienna Waltzes (1977). Sir Freferick Ashton của Đoàn Ba lê Hoàng Gia Anh cũng biên đạo các vở ba lê không kịch tính, như Symphonic Variations (1946) và Monotones (1966). Các giáo viên ba lê nổi tiếng trong thế kỷ 20 phải kể đến Dame Ninette de Valois, người Ailen, sáng lập đoàn ba lê tiền thân của Ba lê Hoàng Gia, giám đốc ba lê người Anh gốc Ba Lan Dame Marie Rambert và giáo viên ba lê tài năng người Anh-Nga Vera Volkova.
Ba lê đương đại chứa đựng phong cách vô cùng phong phú và có ảnh hưởng ngược trở lại ba lê cổ điển. Ngay nay, nhiều nhà hát ba lê cũng đưa vào biểu diễn các tác phẩm múa đương đại.
—————————
Tham khảo
History of Ballet on Wikipedia
History of Dance: An Interactive Arts Approach – Human Kinetics