Phải làm gì khi mà công việc thì quá căng não, sức khỏe thì lại hao mòn. Chỉ có thể xách balo lên đi du lịch và xả stress thôi nào bạn yêu ơi.Giữa cái Sài Gòn nóng nực bực bội này thì việc du lịch Đà Lạt với không khí se se lạnh chính là địa điểm lý tưởng nhất cho hành trình của bạn. Hơn thế nữa cùng đắm mình bên những dòng thác thì quả là quá tuyệt vời rồi nè!!
Mời bạn điểm qua bài viết để biết các ngọn thác đẹp tại Đà Lạt và để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi nên đi thác nào ở Đà Lạt bạn nhé !!
Mục Lục
Thác Prenn
Toàn cảnh thác Prenn Đà Lạt
Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 10Km, tọa lạc tại chân đèo Prenn. Bạn sẽ đến được đây sau khi chạy hết đèo Prenn, đoạn đầu đường cao tốc. Khu du lịch thác Prenn sẽ nằm bên tay trái.
Thác Prenn là một khu du lịch phức hợp, tập hợp khá nhiều loại hình để các bạn trải nghiệm. Đây là một ngọn thác khá lớn, cao hơn 10m đổ xuống một hồ nước nhân tạo. Xung quanh được thiết kế bởi nhiều hòn non bộ và cầu gỗ khá đẹp, thích hợp để lưu trữ những khoảnh khắc đẹp cùng gia đình và bạn bè.
Tại đây bạn có thể trải nghiệm nhiều dịch vụ giải trí nhẹ nhàng như cưỡi đà điểu, cưỡi voi, thuê xe jeep tham quan đền hùng, picnic, cắm trại … cho đến các loại hình mạo hiểm như vượt thác, zip lines, nhảy thác …
Đường xuống chân thác Prenn, bạn sẽ được băng qua một chiếc cầu bắc ngang dòng suối uốn lượn khá đẹp. Toàn bộ các bậc thang được làm bằng đá ( Cẩn thận kẻo trơn ). Hai bên đường là rừng nguyên sinh cùng những loại hoa dại nhưng không kém phần xinh đẹp.
Tại đây, bạn cũng có thể theo hướng bảng chỉ dẫn để tham quan vườn thú, trải nghiệm cưỡi voi, cưỡi đà điểu. Ngoài ra, đỉnh thác Prenn cũng là một nơi rất đẹp, nhất là được nhìn thấy toàn bộ thác, nghe tiếng nước siết cực kỳ phấn khích. Để lên đỉnh thác Prenn, bạn có thể mua vé cáp treo để trải nghiệm. ( Giá khoảng 40.000 một người )
Đặc biệt, vào mỗi dịp giỗ tổ 10/3 thì nơi này cũng diễn ra lễ giỗ tổ vua Hùng rất hoành tráng nhé. Bạn hãy ghé đền Hùng phía sau khu du lịch thác Prenn để tham dự lễ hội nha.
Đền Hùng tại thác Prenn
Thông tin thêm về đền Hùng tại thác Prenn, tại đây có 3 đền vua Hùng. Gọi là đền Hạ, Trung và Thượng. Mỗi đền sẽ có một kiến trúc khác nhau, nên bạn sẽ có kha khá ảnh đẹp nếu tham quan hết cả ba đền nhé. Tuy nhiên thì nếu không muốn phải leo bộ một chặng đường kha khá thì có thể thuê xe jeep với giá 150.000 / 2 chiều ( Đi đông sẽ có lợi vì share đều cho đầu người )
Thông tin Khu Du Lịch Thác Prenn.
Địa chỉ thác Prenn: 20 Đường cao tốc Liên Khương – Prenn, Phường 3, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
Giá vé vào cổng thác Prenn: Người lớn 20.000đ/1 người, Trẻ em 10.000đ/1 người.
Giá cưỡi Voi thác Prenn: 300.000/15 phút.
Thác Pongour (Cách Đà Lạt 50km)
Thác Pongour hùng vĩ
Thác Pongour hay còn có tên gọi khác là thác 7 tầng. Nếu đến Đà Lạt mà bỏ qua ngon thác này thì rất là tiếc đấy nhé, vì đây được xem như ngon thác đẹp nhất của vùng Tây Nguyên.
Vị trí toạ lạc tại huyện Đức Trọng, cách Đà Lạt 50km về hướng nam – trên quốc lộ 20. Với chiều cao lên đến hơn 40m, được bao quanh bởi vách đá rộng hơn 100m tạo thành nhiều khe nước chảy rất đẹp ( Bạn nào thích ảnh phơi sáng thì đây là nơi rất tuyệt để sáng tạo những tấm ảnh đẹp đấy ).
Bật mí thêm tên gọi thác 7 tầng chính là do những làn nước đổ từ đỉnh tháp xuống thung lũng phải chảy qua hệ thống đá bậc thang tự nhiên cao 7 tầng.
Truyền thuyết về thác Pongour
Ngày xưa, vùng đất tọa lạc thác Pongour hiện nay có một nữ tù trường người K’Ho rất xinh đẹp tên là Kanai. Nàng Kanai có tài chinh phục các loại thú dữ, trong số đó có 4 con tê giác khổng lồ luôn tuân lệnh của nàng dời don, ngăn suối phục vụ cho cuộc sống người dân trong buôn làng luôn no ấm và hạnh phúc.
Khi có chiến tranh xảy ra, cả 4 con tê giác đều xông trận bảo vệ buôn làng. Bỗng một ngày đầu mùa xuân, đúng ngày trăng rằm tháng giêng âm lịch nàng vì bệnh nặng đã trút hơi thở cuối cùng xa lìa trần thế về cõi vĩnh hằng. 4 con tê giác vì thế mà đau buồn không ăn uống cho đến chết.
Một buổi sáng bình minh đẹp trời, người dân trong buôn làng bỗng thấy nơi nàng Kanai yên nghĩ hiện lên một ngọn thác sừng sững đẹp tuyệt trần, nước của ngọn thác tung bọt trắng xáo, những tầng đá xếp gọn gàng từ trên xuống dưới cho dòng thác đổ, thì ra cặp sừng của những con tê giác đã hóa thạch làm bàn cho suối tóc của Kanai biến thành làn nước trong xanh đỗ xuống chân thác. Câu chuyện này được kể lại qua nhiều đời như một truyền thuyết về ngọn thác Pongour hùng vĩ và cũng là một lời nhắn nhũ cho sức mạnh đoàn kết, gắn bó bất tử giữa con người và thiên nhiên vạn vật.
Bức tranh toàn cảnh thác Pongour Đà Lạt
Tên gọi thác Pongour là do người Pháp đọc trệch tiếng của người K’Ho bản địa, Pon-gou có nghĩa là ông chủ của vùng đất sét trắng vì khu vực chung quanh thác Pongour có rất nhiều kaolin, một trong những nền đất đế sản xuất đồ gốm sứ nổi tiếng.
Thác Pongour là ngọn thác duy nhất ở Việt Nam có ngày lễ hội rằm tháng giêng hàng năm. Vào thời gian này, các nam thanh nữ tú khắp nơi đổ về đây tham gia lễ hội đầu xuân, đây là dịp để mọi người giao lưu, sống cởi mở, chân tình và tự do tìm hiểu yêu mến nhau.
Bạn đến đây sẽ đi bộ một đoàn đường lát đá khoảng 500m để xuống chân thác hoặc có thể đi đường tắt dốc hơn dài khoảng 200m. Đến đây tham quan du lịch, cẩn thận kẻo trơn trượt bạn nhé.
Giá vé tham quan thác Pongour
Địa chỉ thác pongour : xã Tân Hội, huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng
Giá vé thác pongour hiện nay là 10.000đ/1 người
Thác hang Cọp
Thác Hang Cọp – Đà Lạt là một ngọn thác khá nổi tiếng trong những năm 90, vị trí tọa lạc tại xã Xuân Thọ cách trung tâm Đà Lạt 15km về hướng Đông Nam. Đây cũng là một ngọn thác khá lớn với độ cao khoảng 50m và trải dài theo con suối hơn 100m.
Mặc dù Đà Lạt sau này có nhiều địa điểm du lịch mới và quy mô hơn như thác Datanla, Prenn… nhưng thác Hang Cọp đã từng là một điểm đến đầy thú vị và có nhiều cảnh đẹp tự nhiên hùng vĩ.
Hiện nay thì thác Hang Cọp chỉ còn trong phế tích ( Nếu bạn thích mạo hiểm, khám phá thì hãy thử đi, cảm giác rất phê nhé ).
Toàn cảnh thác hang Cọp Đà Lạt
Thác có tên là Hang Cọp xuất phát từ một câu chuyện có thật cách đây hơn 1 thế kỷ. Thời gian đó nơi đây xuất hiện một con hổ vô cùng hung dữ, ban đêm dân làng không dám ra khỏi nhà, ban ngày thì không dám vào rừng đốn củi, kiếm thức ăn.
Trước tình hình nguy khốn đó, một dũng sĩ người C’Ho đã tình nguyện vào rừng bắt hổ, chàng dành hơn 1 tháng để theo dõi và chuẩn bị cung nỏ, một hôm chàng phát hiện con hổ đang ở bìa rừng, sau khi tiếp cận được con hổ chàng đã bắn một mũi tên trúng vào thân, nó đau đớn gào thét và bỏ chạy thẳng vào rừng sâu, từ đó con hổ không còn quay trở lại nữa, dân làng bắt đầu vào rừng kiếm thức ăn và trở lại cuộc sống bình thường.
Để tưởng nhớ công ơn của dũng sĩ người K’Ho ngày xưa ấy, khu du lịch thác Hang Cọp đã cho xây dựng một bức tượng dũng sĩ to lớn, tay cầm cung giương lên trời.
Hiện nay khu du lịch thác Hang Cọp đã xuống cấp nghiêm trọng, các bạn trẻ đam mê trải nghiệm chinh phục vẫn có thể đến đây gửi xe và trả phí 10.000đ cho người trông coi và đi bộ theo con đường lát đá đầy rêu phong cùa thời gian để xuống chân thác.
Tại đỉnh thác vẫn còn một lại chiếc cầu treo đã rỉ sét theo thời gian, những tấm ván đã mục nát ( Chỉ nên chụp ảnh gần đấy thôi và đừng đứng lên hay đi qua cái cầu nào nhé, vì ở đây đã cũ lắm rồi. )
Bên cạnh chiếc cầu treo sẽ có một cái hàng nhỏ, đây chính là Hang Cọp trong câu chuyện phía trên đồng thời cũng chính là lý do tạo nên cái tên của ngọn thác tuyệt vời này.
Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, bạn hãy đi thẳng đường Trần Hưng Đạo, đến đường Hùng Vương, cuối đường rẻ phải hướng về Trại Mát chạy thêm 5km nữa rẻ trái là đến thác nhé.
Giá vé tham quan thác Hang Cọp
Địa chỉ thác Hang cọp: Unnamed Road Tp., Xuân Thọ, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
Giá vé thác Hang cọp: 10 000đ/1 người lớn miễn phí cho trẻ em và gửi xe.
Thác Cam Ly
Thác Cam Ly cũng như thác Hang Cọp, từng là điểm đến hấp dẫn nhất tại Đà Lạt trong những năm 1970. Tọa lạc tại phía tây của Thành Phố Ngàn Hoa, hạ nguồn của hồ Xuân Hương xinh đẹp.
Vị trí khá gần trung tâm thành phố và chỉ cách chợ Đà Lạt 2km. Vì thế, bất kỳ ai khi đến Đà Lạt đều có thể ghé chơi tại thác Cam Ly. Thác có độ cao khoảng 30m, nằm trên dòng suối Cẩm Lệ. Mùa khô thác Camly với dòng nước yên bình, tĩnh lặng như người thiếu nữ Tây Nguyên dịu dàng, đằm thắm tuy nhiên vào mùa mưa thì lại gào thét cuộn sóng dữ dội trắng xóa cả vùng.
Chân thác Camly Đà Lạt
Theo sự biến chuyển của thời gian cùng với sự phát triển của xã hội, thác Cam Ly cũng được tôn tạo, tu sửa để hoàn thiện hơn cho việc tham quan, khám phá của bạn. Tuy vậy, nó không hề mất đi vẻ đẹp tự nhiên bấy lâu. Dù chỉ dung dị, đơn giản nhưng nó có một sức hút đến kì lạ. Ai đến một lần rồi cũng muốn đến lần hai.
Nguồn gốc hình thành nên tên gọi của thác có nhiều tranh cãi, nhưng có hai giả thuyết được thừa nhận:
Giả thuyết 1: Khi dòng suối Cẩm Lệ chảy qua ngôi làng của bộ tộc Lạch, khi tù trưởng của bộ tộc này còn sống đã có công đóng góp và xây dựng bộ tộc. Vì vậy khi ông mất đi thì dân làng đã lấy tên ông đặt cho dòng suối, ông tên K’Mly (khi đọc nhanh sẽ phát âm giống “Cam Ly”)
Giả thuyết 2: Theo nghĩa Hán-Việt, Cam Ly mang nghĩa là dòng suối có nước ngọt
Tại đây bạn có thể trải nghiệm những hình thức giải trí như cưỡi ngựa, thăm vườn hoa, chụp ảnh đẹp, picnic cắm trại cùng gia đình và bạn bè.
Tuy nhiên hiện nay một phần do sự phát triển của các khu du lịch mới hấp dẫn hơn và một phần ngọn thác đang bị ô nhiễm nặng khiến lượng khách đến đây tham quan đã giảm đi rất nhiều.
Giá vé tham quan thác Cam Ly
Địa chỉ thác Camly: Phường 5, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
Giá vé vào tham quan thác Camly hiện nay là 20.000đ và thác Cam Ly được quản lý bởi công ty cổ phần dịch vụ du lịch Đà Lạt.
Thác Voi (Cách Đà Lạt 30km)
Thác Voi là một trong ba thác nước lớn nhất thuộc tỉnh Lâm Đồng – Tọa lạc tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà – Cách thành phố Đà Lạt 25km về hướng Tây Nam.
Đây là một trong những điểm đến tuyệt vời không nên bỏ qua nếu bạn có dịp du lịch Đà Lạt. Với chiều cao lên đến 30m và rộng hơn 15m, nhìn từ xa bạn có thể tưởng tượng một dải lụa trắng khổng lồ rất đẹp.
Cảnh đẹp khó cưỡng tại thác Voi – Đà Lạt
Truyền thuyền về thác Voi
Theo các vị tù trưởng người K’Ho sinh sống lâu năm ở đây kể lại rằng: Thời gian lâu đời trước dây có một vị tù trưởng của buôn làng Jơi Biêng, ông có một cô con gái xinh đẹp tuyệt trần, mỗi khi cô ấy cất tiếng hát thì muôn hoa khoe sắc, lá rừng thôi xào xạc, từng đàn chim ngừng tiếng hót để lắng nghe.
Nàng yêu một chàng trai là con của vị tù trưởng làng kế bên, chàng cũng được rất nhiều cô gái yêu quý bởi vóc dáng to khỏe vạm vỡ, khuôn mặt chàng khôi ngô tuấn tú có tính cách gan góc, dũng cảm hi sinh vì nghĩa lớn. Họ mang lòng yêu nhau, thề non hẹn biển nên duyên chồng vợ, nhưng một hôm chàng trai phải lên đường giết giặc bảo vệ quê hương buôn làng, vì nghĩa lớn nàng đành để chàng ra chiến trấn, rồi nhiều năm trôi qua chàng đã không còn quay về nữa…
Nàng đau khổ đi tìm đến một ngọn núi hoang nơi kia họ từng hẹn hò, nàng cất tiếng hát thiết tha, sầu tham với hi vọng rằng chàng sẽ nghe thấy mà tìm về chốn xưa đoàn tụ. Rồi muôn chim cũng cảm động trước tình cảm của nàng, chúng rủ nhau bay đi thật xa để tìm kiếm tin tức rồi về báo cho nàng biết, chàng đã tử trận ở chiến trường mãi mãi sẽ không còn quay về nữa. Trong cơn đau khổ tột cùng, nàng vẫn cất tiếng hát sâu thảm của mình cho đến khi kiệt sức, ngã quỵ và không bao giờ gượng dậy được nữa.
Những đàn voi rừng lâu nay nghe nàng hát nay cũng hóa đá lặng câm. Bổng có một tiếng nổ lớn rung chuyển đất trời khiến ngọn núi hoang vắng ấy tách làm đôi, gãy ngang thành một ngọn thác lớn nước chảy siến trắng xóa cả một góc trời. Tiếng thác nước đêm ngày gào thét hòa cùng tiếng xào xạc của núi rừng cây lá, tiếng chim hót thư tiếp nối lời ca u buồn than khóc về một mối tình của nàng sơn nữ sinh đẹp, có lòng thủy chung sâu sắc. Để tưởng nhớ câu chuyện buồn này, người dân bản địa K’Ho nơi đây đã đặt tên cho ngọn thác là Liêng Rơwoa Jơi Biêng – Ngọn thác của những con voi hóa đá trước tình yêu son sắt.
Một góc nhìn khác của thác Voi Đà Lạt
Hiện nay thác Voi đã được đầu tư nâng cấp để phục vụ cho hoạt động du lịch.
Giá vé tham quan thác Voi
Địa chỉ :thị trấn Nam Ban – Lâm Hà
Giá vé vào khu du lịch thác Voi là 20.000đ/1 người
Thác Datanla
Toàn cảnh thác Datanla tại Đà Lạt
Thác Datanla là một ngọn thác còn khá hoang sơ, tọa lạc giữa đèo Prenn cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5km về hướng Nam. Đến đây bạn sẽ được hòa mình với thiên nhiên hoang dã, được trải nghiệm cảm giác lướt cùng xe trượt giữa rừng thông và hoa cỏ nơi đây.
Thác Datanla là một ngọn thác đổ từ một ghềnh đá cao khoảng 20m xuống một vực sâu, tạo nên khung cảnh thơ mộng và hũng vĩ. Thượng nguồn của con suối chảy về thác Datanla Đà Lạt là hồ Tuyền Lâm, chính vì vậy nguồn nước đổ về thác Datanla quanh năm ổn định.
Truyền thuyền về thác Datanla
Theo những người dân bản địa K’Ho sinh sống ở đây kể lại, ngày xưa vùng đất này thường xảy ra các cuộc chiến tranh giữa quân xâm lược là người Chăm Pa ở khu vực Ninh Thuận – Bình Thuận hiện nay và đội quân bảo vệ buôn làng là người K’Ho bản địa.
Khi cuộc chiến đã trở nên ác liệt, những cánh quân của người K”ho đã sắp thua trận thì nhờ vào vực sâu dưới lòng thác Datanla này đã bảo vệ được một cánh quân lánh nạn, bảo toàn được lực lượng.
Dòng nước của ngọn thác này xưa kia chảy xuyển dưới các tán lá rừng, nên rất ít người phát hiện ra bên dưới vực sâu có một dòng suối lớn, nước chảy quanh năm. Người K’Ho nơi đây đặt tên cho dòng suối và ngọn thác là Datanla có nghĩa là “Nước dưới lá” để nhớ về một dòng suối đã cứu sống buôn làng của mình trước đội quân xâm chiếm.
Thác Datanla hiện nay vẫn đã và đang được đầu tư và nâng cấp để trở thành điểm du lịch hot nhất Đà Lạt. Bạn có thể di chuyển khoảng 500m từ cổng vào để đến chân thác Datanla.
Hiện nay khu du lịch thác Datanla đã khai trương thêm một ngọn thác thứ hai cách thác Datanla 1 khoảng 400m, ban có thể sử dụng hệ thống cáp treo hoặc đi bộ dọc theo con suối để đến đây. ( Các hoạt động du lịch khám phá mạo hiểm sẽ được tổ chức ở thác Datanla 2 )
Để đến tham quan thác Datanla, từ trung tâm thành phố bạn chạy thẳng đường 3 tháng 4, đến đầu đèo Prenn, đi xuống giữa đèo, qua ngã ba có bức tượng Phật lớn khoảng 100m là đến. Khu du lịch thác Datanla tọa lạc bên phải của đèo Prenn.
Giá vé tham quan thác Datanla
30 000đ/1 người lớn và 10 000đ/1 trẻ em.
Tại đây có nhiều loại hình giải trí khá mới và hấp dẫn như:
Xe máng trượt tốc độ dài hơn 1km – 50.000đ/1 người lớn và 30.000đ/1 trẻ em
Vượt thác, leo núi mạo hiểm – Giá khoảng 700.000đ/1 người ( Giá trọn tour 1 ngày )
Chèo thuyền vượt thác – Giá khoảng 800.000/1 người ( Gía trọn tour 1 ngày )
Thác Dambri
Thác Dambri Đà Lạt
Khu du lịch thác Damri là một điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Bảo Lộc. Thác cách trung tâm thành phố Bảo Lộc khoảng 18km, tọa lạc giữa một không gian xanh mướt của rừng núi hoang sơ và hùng vĩ.
Từ trung tâm thành phố Bảo Lộc, xuyên qua những đồi trà, vườn cây cà phê, cây ăn trái bạn sẽ đến với một ngọn thác nổi tiếng của xứ sở Tây Nguyên, thác Dambri. Thác Dambri nằm giữa một khu rừng nguyên sinh ở khu vực Nam Tây Nguyên, thác đổ từ độ cao 60m xuống một vực thẳm bên dưới. Vào những tháng hè, khi nguồn nước đổ về đây dồi dào thác Damri trở nên hùng vĩ lạ thường, bạn đứng cách xa ngọn thác đến vài km vẫn có thể nghe thấy tiếng gầm thét.
Xung quanh khu du lịch thác Dambri là một khu bảo tôn thiên nhiên quy mô nhỏ với diện tích khoảng 300ha rừng nguyên sinh, ở đây có rất nhiều loài chim quý hiếm đang sinh sống như kền kền, sáo, nhồng…
Tại khu du lịch thác Dambri, bạn sẽ đi qua một cây cầu xi măng dài khoảng 20m bắt ngang qua con suối gần với đỉnh ngọn thác. Khi đứng trên cầu, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh ngọn thác từ trên cao với những dòng nước cuồn cuộn chảy dưới chân rồi đổ xuống một vực thẳm sâu hun hút.
Để xuống được chân thác Dambri bạn có hai lựa chọn, có thể đi bộ bằng con đường lát đá với những bậc tâm cấp hoặc có thể sử dụng hệ thống thang máy bên cạnh ngọn thác. Nếu bạn là người yêu thích thiên nhiên, muốn tận hưởng cảnh sắc tuyệt vời nơi đây tốt nhất hãy đi bộ men theo con đường lát đá bên sườn núi, đi trên con đường này bạn sẽ cảm nhận được những làn hơi nước mát lạnh và những chùm hoa đỗ quyên khoe sắc rực rỡ bên bìa rừng trông rất nên thơ và lãng mạn.
Góc Đà Lạt thơ mộng tại Thác Dambri
Hiện nay khu du lịch thác Dambri đã được đầu tư nâng cấp với rất nhiều dịch vụ bên trong như khu vui chơi, khu nhà hàng, khu giải trí, nghĩ dưỡng… Hãy đến thác Damri có thể trải nghiệm cảm giác phiêu lưu cùng hệ thống xe trượt máng, chụp ảnh lưu niềm cùng những chú Voi đã thuần dưỡng…
Giá vé tham quan thác Damri
– Địa chỉ thác Damri: Thôn 14, xã Damri, thành phố Bảo Lộc.
– 150.000 đồng/ người lớn trẻ em là 100.000đ (đặt ăn giảm 30% giá vé). Trong 150.000đ này của quý khách sẽ gồm có các dịch vụ sau: vé vào cổng, vé thang máy, vé xe trượt ống Alpine Coaster, cùng các trò chơi khác
Thác Bảo Đại
Thác Bảo Đại hùng vĩ tại Đà Lạt
Thác Bảo Đại nằm ẩn mình trong khu rừng hoang dã tọa lạc tại xã Tà In huyện Đức Trọng nên không nhiều bạn biết đến thác nước kỳ vĩ này.
Ẩn mình giữa núi rừng Tà In thanh vắng là một thác nước cao hùng vĩ là thác Jraiblian hay thác Bảo Đại.
Thác có một vẻ đẹp vừa huyền bí vừa mơ màng. Ai đã một lần đi qua chắc khó quên những ấn tượng về dòng thác cũng như vẻ đẹp hoang dã của nó giữa núi rừng hùng vĩ, hứa hẹn một tiềm năng du lịch đầy triển vọng.
Người Chu Ru bản địa ở đây gọi dòng thác này là Jráiblian, có nghĩa là thác Đá Cao, thác tọa lạc tại địa bàn xã Tà Hine huyện Đức Trọng. Có khi người ta gọi đơn giản là thác Hoang, bởi xưa nay ít ai đặt chân đến, ngoại trừ vài ngày lễ tết bà con dân tộc có thói quen kéo nhau đến đây ngắm cảnh. Để đến thác, từ ngã ba Tà Hine (quốc lộ 20, cách TP Đà Lạt khoảng 40 km), rẽ qua tuyến đường thủy điện Đại Ninh đi về hướng Phan Thiết khoảng 29 km, tiếp tục rẽ trái 3 km sẽ tới.
Từ vách đá cao chừng 70m, một dòng nước lớn chia làm ba nhánh đổ thẳng xuống lòng suối sâu, những tia nước đuổi nhau, phóng nhanh như tên bắn, bụi nước bốc mù mịt cả một vùng thật là huyền ảo. Ở xa chừng hai, ba cây số ta cũng đã nghe thấy tiếng nước reo ì ầm. Trải dài dưới chân thác là một bãi đá rộng, có nhiều tảng đá lớn gợi nên sự tưởng tượng lý thú cho bạn khi có dịp “dừng chân lãng du”.
Tương truyền thì đó chính là xác của các loài cầm thú, chim muông và có cả con người bị chết hóa đá khi tụ tập ở đây để nghe âm thanh huyền diệu phát ra từ lưỡi con cá sấu.
Tương phản với sự mạnh mẽ của dòng thác, cảnh vật ven bờ rất nên thơ. Bên phải thác, trên vách đá cheo leo một cây si già buông những cánh tay dài xuống thác như thể đang đùa vui với dòng nước. Rồi những cành cây, dây leo mềm mại bò trên vách đá. Đây đó, thỉnh thoảng xuất hiện những chùm phong lan trắng muốt từ các cành cây rũ xuống điểm trang Bên trái thác, men theo con đường mòn nhỏ, ta sẽ gặp một hang đá có vách dựng gần như một giao thông hào đi sâu vào lòng thác gợi cho khách lòng ham muốn khám phá.
Bên trái thác, men theo con đường mòn nhỏ, ta sẽ gặp một hang đá có vách dựng gần như một giao thông hào đi sâu vào lòng thác gợi cho khách lòng ham muốn khám phá Jráiblian – đó là cái tên quen thuộc mà đồng bào Churu trong vùng vẫn thường gọi dòng thác hùng vĩ này. Jráiblian – có nghĩa là thác đá cao. Nhưng về sau thác còn có tên gọi là thác Bảo Đại.
Vào thời kỳ Đà Lạt là vùng đất Hoàng triều cương thổ (thập niên 1950), trong những chuyến đi săn,vua Bảo Đại (vị vua cuối cùng của Việt Nam) đã đặt chân đến dòng thác này, nên có người gọi đây là thác Bảo Đại.
Thác Đá Cao không hề thua kém thác Pongour hay Gouga về tầm vóc và chiều cao và còn giữ được nét hoang sơ tựa như thác Voi. Quanh thác là những vách đá ngoằn ngoèo, tạo thành các khe tựa như hang động khá hấp dẫn.
Từ đường Đại Ninh – Lương Sơn (Ngã ba QL20 – Đại Ninh) rẽ vào 9km gặp trạm Công an, rẽ trái 3km là khu thác Bảo Đại.Thường ngày, ngoài bản hòa tấu hùng hồn của tiếng thác đổ quyện cùng tiếng chim muôn, thác hoang vu, lặng lẽ. Thế nhưng, không hiểu vì sao và từ lúc nào mà rất nhiều thế hệ người dân tộc Chu Ru trong vùng, cứ đến ngày mồng 2 Tết lại quần tụ về thác tổ chức vui chơi. Thác Bảo Đại ngày nay là điểm đến thu hút những bạn yêu thiên nhiên và ưa khám phá.
Với diện tích mặt hồ tính từ 3 cột thác đổ (gần 20ha) trải liền với mặt hồ thủy điện Đại Ninh 2.600ha, thác Bảo Đại là một trong những điểm du lịch sinh thái trữ tình, thơ mộng, lại vừa thích hợp với nhiều hoạt động du lịch khám phá, các trò chơi cảm giác mạnh như bơi xuồng kajak thám hiểm theo dòng nước, bơi xuyên thác, bơi quanh chân thác, bơi xuồng trên lòng hồ Đại Ninh,… Đến thăm, thưởng ngoạn thác Bảo Đại, bạn được hòa mình với thiên nhiên hoang dã của một trong những vùng núi rừng sinh động nhất Việt Nam
Truyền thuyết về thác Bảo Đại
Người dân Chu Ru trong vùng vẫn còn lưu truyền truyền thuyết huyền thoại về sự xuất hiện của thác Trai B’Liang. Chuyện kể về một người hóa thành cá sấu sau khi ăn một quả trứng lạ. Khi cá sấu chết, lưỡi nó thè ra, nước tràn qua lưỡi tạo nên âm thanh hay hơn cả tiếng đàn, hay đến nỗi trứng gà trong tổ cũng lăn tới bờ suối để nghe. Tất cả các loài, từ muôn thú đến cả người dân trong vùng đều bị mê hoặc bởi âm thanh kỳ lạ đó, bỏ cả công ăn việc làm, quên ăn quên ngủ, tụ tập để nghe, đến nỗi phải chết đói.
Vua Chàm liền sai 100 người buộc dây kéo cái lưỡi ra. Nhưng cái lưỡi cứ dài ra rồi lại co rút lại làm cho cả đoàn người lăn xuống vực sâu mà chết. Thương hại con người, “Giàng” liền sai một con chim đen xuống mách bảo: phải lấy da ông già làm dây mới kéo được. Vua Chàm cho rao tìm người già tình nguyện chết để cứu dân làng. Vừa lúc đó có một cụ già chống gậy tới xem, biết chuyện, ông liền xin được chết.
Vua Chàm sai người mổ trâu bò làm tiệc thết đãi ông, sau khi ông chết, da ông được bện thành dây thừng. Dùng dây thừng ấy kéo lưỡi cá sấu, quả nhiên cái lưỡi bị gãy văng ra khắp nơi, dính cả vào cây lồ ô, cây tre bên cạnh. Cũng vì vậy mà tre và lồ ô là những loại cây có khả năng phát ra âm thanh nên được sử dụng làm các loại nhạc cụ. Nhưng cái lưỡi vẫn còn ba phần lớn. Một biến thành thác Trai B’Liang, một văng tới vùng Tu Tra (thuộc huyện Đơn Dương bây giờ) và một phần ở Ma Bó thành suối.
Thông tin Khu Du Lịch Thác Dambri
Địa chỉ: Thôn 14, Lý Thái Tổ, Đambri, tp. Bảo Lộc, Lâm Đồng
Thác Liên Khương
Toàn cảnh Thác Liên Khương đẹp quyến rũ – Ảnh: Nguyễn Tất Thắng
Thác Liên Khương là một ngọn thác đẹp tọa tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng cách sân bay Liên Khương 500m và thành phố Đà Lạt 30km về hướng Nam.
Thác Liên Khương Đà Lạt có chiều rộng lên đến 200m và cao 50m, thác nước đẹp nhất vào những tháng mùa hè, khi nguồn nước đồ về đây dồi dào chảy tràn qua bề mặt của đỉnh thác, khiến nó giống như một tầm dải lụa trải dài theo triền đồi trông rất hùng vĩ và thơ mộng.
Cùng với hai ngọn thác nổi tiếng là thác Gougah và thác Pongour, thác Liên Khương là một trong ba ngọn thác đẹp nhất trên dòng sông Đa Nhim này.
Tuy đã được chính phủ xếp hạng thác Liên Khương là di tích cấp quốc gia, nhưng thời gian gần đây do không được quan tâm bảo trì, thác Liên Khương đã xuống cấp nghiêm trọng, nước chảy về thác cũng trở nên khô cạn nên điểm du lịch này buộc phải đóng cửa, không phục vụ khách tham quan. Năm 2008, sở văn hóa thể thao và du lịch của tỉnh Lâm Đồng đã gửi thư để nghị bộ văn hóa thông tin thu hồi lại giấy phép xếp hạng của thác Liên Khương.
Truyền thuyết về thác Liên Khương
Chuyện xưa kể lại rằng, nơi đây khi xưa vốn là khu rừng nguyên sinh, giữa rừng là một con suối nhỏ xinh đẹp chảy qua. Khu rừng này có rất nhiều loại quả ngọt, dưới suối thì rất nhiều cá sinh sống đến nổi dân làng ăn không xuể.
Vì nơi đây có nguồn thực phẩm dồi dào nên những đàn kiến vàng từ các nơi khác tìm đến, chúng sinh sôi nảy nở, làm ổ khắp mọi nơi và một thời gian sau chúng đã chiếm vị thế độc tôn khiến dân làng sinh sống chung quanh không còn thức ăn. Trước tình thế nguy cấp đó, dân làng đã phải cầu cứu thần lửa, thần lửa đã ra tay trợ giúp thiêu đốt rất nhiều đàn kiến nhưng đốt đến đâu kiến vàng lại sinh ra nhiều đến đó khiến thần lửa phải đầu hàng.
Dân làng lại lập đàn tế Yang để cầu xin thượng đế tiêu diệt lũ kiến vàng. Vì thương sót trước những con người nhỏ bé, thượng đế đã sai thần mưa, thần sấm làm mưa lũ cuốn trôi toàn bộ đàn kiến mang đến sự ấm no, hạnh phúc lâu dài cho buôn làng.
Từ đó người dân nơi đây được sống trong ấm no hạnh phúc, vách đá nơi thần sét đánh trúng nay trở thành ngọn thác Liên Khương hùng vĩ và xinh đẹp.
Một khóc nhìn khác rất đẹp của thác Liên Khương – Đà Lạt – Ảnh Nguyễn Tất Thắng
Hiện nay bạn vẫn có thể ghé tham quan thác Liên Khương tự túc, thác tọa lạc cuối đường cao tốc Đà lạt – Sân Bay Liên Khương. Nếu đi xe máy bạn chạy thằng đường đèo Prenn, đến quốc lộ 20 rồi chạy thẳng đến vòng xoay giao nhau giữa đường cao tốc và quốc lộ, tại đây bạn nhìn sang bên trái sẽ thấy thác Liên Khương ẩn hiện bên dưới những rừng cây ven đường.
Thông tin Khu Du Lịch Thác Liên Khương
QL20, Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng
Thác Bobla – Thác Liên Đầm
Thác Liên Đầm – Đà Lạt
Thác Bobla là một trong những thác nước đẹp nhất của tỉnh Lâm Đồng, thời gian gần đây thác nước này đã được nâng cấp thành khu du lịch sinh thái tọa lạc tại xã Liên Đầm, huyện Di Linh.
Thác Bobla hay còn gọi là thác Liên Đầm thời gian gần đây nổi lên như là một địa điểm dừng chân lý tưởng của nhiều bạn trong và ngoài nước, trên lộ trình từ Sài Gòn lên Đà Lạt. Đây là một thác xinh đẹp nằm giữa một cánh rừng nguyên sinh tạo nên cảnh quan hùng vĩ và thơ mộng đối với bạn gần xa mỗi khi có dịp ghé thăm.
Tọa lạc tại vị trí gần quốc lộ 20, nên dù đứng từ xa bạn vẫn có thể nghe được tiếng nước đổ ầm ầm từ thác vọng ra. Ấn tượng đầu tiên khiến bạn khi đến với thác Bobla – Thác Liên Đầm là sự ngỡ ngàng bởi dòng thác cao hơn 50 mét như một dải lụa trắng tinh khôi đổ xuống một hồ nước sâu, tung những bọt trắng xoá.
Thiên nhiên chung quanh khu vực thác Bobla như tranh vẽ với thác nước nằm giữa khu rừng nguyên sinh còn lưu giữ nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, hai bên thác là vách đá cao phủ đầy rong rêu, rễ cây cổ thụ buông xuống bên dòng suối chảy lặng lờ, len trong những tảng đá, hai bên bờ cây cỏ, hoa dại nở quanh năm chạy tít tắp về phía buôn làng, hơi sương bay khắp một vùng trời… Tất cả tạo nên vẻ đẹp vừa nguyên sơ, vừa huyền hoặc của núi rừng cao nguyên Di Linh.
Đồng bào các dân tộc bản địa sinh sống trên vùng đất này đã xem thác Bobla là biểu tượng của sự bất khuất, là sức mạnh của cư dân miền sơn cước, quê hương của chàng Liang Dăm, người đã có công đánh đuổi quân Chăm từng kéo lên quấy nhiễu, giày xéo buôn làng. Đến Bobla bạn có thể vượt thác, thám hiểm núi, câu cá, cắm trại…
Thông tin Khu Du Lịch Thác Liên Đầm
Địa chỉ: Liên Đầm, Di Linh, Lâm Đồng
Tour du lịch thác Đà Lạt:
Để được du lịch qua một trong những con thác xinh đẹp này của Đà Lạt thì hãy đặt ngày tour du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm hoặc 3 ngày 3 đêm của VN tour chúng tôi để được trải nghiệm những cảnh quan tươi đẹp này nhé !!!
Xem thêm các chương trình khuyến mãi du lịch khác