Home / Phê Bình / Tôi đã đến Bolshoi Theatre…

Tôi đã đến Bolshoi Theatre…

Ngày nay, du lịch văn hóa đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và cả với những du khách Việt Nam. Rất nhiều người đã lựa chọn việc khám phá những vùng đất, những danh lam thắng cảnh, thưởng thức nhức đặc sản… là điều không thể thiếu trong những chuyến đi của mình. Tuy nhiên, có những du khách lại lựa chọn hành trình khám phá thế giới của mình bằng du lịch nghệ thuật.

Trên thế giới có rất nhiều vở diễn đặc sắc độc đáo của từng nhà hát, quốc gia mà nếu có dịp ghé thăm nơi đây, nhiều du khách luôn cố gắng tìm những tấm vé xem kịch, hòa nhạc, opera, ballet… Đó thật sự là những trải nghiệm tuyệt vời.

Múa Việt Nam xin chia sẻ một bài viết của tác giả Lương Vũ Hải trong một “tour du lịch nghệ thuật” tại nước Nga thưởng thức những vở opera và ballet tại hai nhà hát danh tiếng Bolshoi Theatre và Mariinsky Theatre.

Đây sẽ là kinh nghiệm quý giá và những góc nhìn chân thực cho những ai đang có dự định hoặc ước mơ được thưởng thức những vở diễn đẳng cấp quốc tế tại những nhà hát danh tiếng trên thế giới.

Tôi đã đến Bolshoi Theatre…  

Ngay từ khi quyết định tham gia tour này, thậm chí chưa có kết quả về visa hay tour có thay đổi lịch trình gì không, việc đầu tiên tôi là là xem playbill của Bolshoi Theatre và Mariinsky Theatre để book vé.

Cuối cùng, sau nhiều đắn đo và tiếc nuối, danh sách gút lại là 6 buổi diễn liên tục trong chuyến đi 7 ngày của tôi, trừ đêm đầu tiên không dám book vé (vì sợ jet lag và không kịp đến nhà hát cách sân bay chừng … 40km và thời điểm hạ cánh chỉ cách giờ diễn 2 tiếng đồng hồ) – 3 Ballet, 2 Opera và 1 Concert:

+ Ballet “Hồ Thiên Nga” tại Kremlin palace.
+ Gala concert tại Mariinsky concert Halls.
+ Ballet “Giselle” tại Mariinsky old Theatre.
+ Opera “Cái mũi” tại Mariinsky 2.
+ Ballet “Ivan bạo chúa” tại Bolshoi Theatre Historic Stage.
+ Opera “Billy Budd” tại Bolshoi Theatre New stage.

Ballet “Hồ Thiên Nga” tại Kremlin palace.

Tôi cũng rất tiếc vì lịch trình cưỡi tên lửa xem hoa, không cho phép tôi được xem ballet tại Mikhailovsky Theatre (một trong những nhà hát hàng đầu ở Châu Âu và được coi là chỉ xếp sau Bolshoi và Mariinsky tại Nga), không kịp book vé (sold out quá nhanh) xem Đội hợp xướng Hồng Quân huyền thoại vào đúng ngày lễ Bảo vệ Tổ Quốc (hay còn gọi là Ngày Đàn Ông) mà vé chỉ 900 rub, cũng như check in tại các concert hall nổi tiếng ở Saint và Matx như Shostakovich concert halls, Tchaikovsky concert halls, Moscow State Conservatory Grand Hall,….

2 vở opera tôi xem ở Mariinsky và Bolshoi đều là 2 tác phẩm thế kỷ XX, tương đối không dễ xem, dù ít nhiều có những điểm thú vị về mặt âm nhạc. Dĩ nhiên tôi xác định tập trung cho Ballet trong chuyến đi này với 3 buổi diễn ở 3 nhà hát khác nhau và mỗi buổi diễn lại cho tôi một trải nghiệm mới.

Không đất nước nào yêu Ballet như ở Nga. Ballet đối với người Nga còn hơn một niềm tự hào , một biểu tượng văn hóa hay thương hiệu quốc gia.

Nga là nơi có những nghệ sỹ solist tài năng nhất, là nơi có nhiều nhà hát ballet nhất với chất lượng cao nhất, là nơi có khán giả am hiểu và trân trọng ballet nhất, điều này hẳn không cần phải bàn cãi quá nhiều.

Ballet không chỉ là một bộ mộn nghệ thuật hàn lâm dành cho đối tượng khán giả tinh hoa và tầng lớp trí thức như ở nhiều quốc gia phát triển, ballet ở Nga thực sự đã bước sâu vào cuộc sống người dân bình thường, là thứ để người ta thỏa mãn nhu cầu về văn hóa, tinh thần như bất cứ loại hình nghệ thuật đại chúng nào khác.

Nhưng sự phổ biến của Ballet tại Nga có phải hoàn toàn bắt nguồn từ truyền thống trân trọng văn hóa nghệ thuât của người Nga (và Châu Âu ) nói chung không?

Cá nhân tôi nghĩ là không. Xin được điểm qua một chút về lược sử ballet Nga nửa đầu thế kỷ XX để có cái nhìn thấu suốt hơn về chuyện này.

An employee walks though the main stage of the Bolshoi Theater during a tour for foreign journalists in Moscow, Russia, Tuesday, June 14, 2016. (AP Photo/Alexander Zemlianichenko)

Bên trong nhà hát Bolshoi

Tôi đã đến Bolshoi Theatre…: “Ticket price story” hay “Bolshoi đã chẳng còn như xưa…”

Rất nhiều bạn bè và người quen của tôi – những người ít nhiều quan tâm đến nghệ thuật Nga, đều warning trước khi tôi đến Nga rằng: Bolshoi bây giờ khác rồi và để kiếm một tấm vé vào Bolshoi xem ballet là rất khó mà giá vé thì bất hợp lý một cách không tưởng . Is that true?

Nếu như “Big4” của Opera là La Scala, Metropolitan Opera, Vienna State Opera và Royal Opera House thì “Tứ đại thành trì” của Ballet chính là Bolshoi Ballet, Paris Opera Ballet, Mariinsky Ballet và London Royal Ballet – xét trên danh tiếng, lịch sử lâu đời, chất lượng dàn dựng và tài nghệ của Solist cũng như vũ đoàn Corps de Ballet.

(Tất nhiên tôi muốn kể thêm là ngoài 4 công ty trên thì Danish Royal Ballet, ABT, Vienna state ballet, La Scala Ballet, Berlin state Ballet, Bavarian state Ballet, Cuban National Ballet,… cũng là những đoàn Ballet cực kỳ mạnh và sở hữu nhiều prima, solist xuất sắc). Bolshoi là cái tên sáng nhất thế nên giá vé của nó cũng “kỳ quặc” nhất.

Tôi nói là “kỳ quặc” chứ kkhông nói là đắt hay rẻ, vì chuyện này khá là vô chừng (vé xem các show nhạc pop còn cao hơn rất rất nhiều).

Thứ nhất,Nga là quốc gia duy nhất mà giá vé Ballet luôn nhỉnh hơn Opera nếu cùng quy mô dàn dựng, không quan trọng có ngôi sao hay không (điều này tồn tại ở cả Bolshoi và Mariinsky).

Thứ 2, bạn có thể sẽ phải bỏ ra 20-50.000 rub (~400-1000$) cho một chiếc vé vào Bolshoi chỉ để xem một buổi diễn 2 tiếng đồng hồ, thậm chí sẽ là cao hơn nếu là với “Hồ Thiên Nga” mà có siêu sao Svetlana Zakharova múa Odette/Odile.

Một ngôi sao ballet từng than thở rằng: “Giá một chiếc vé vào Bolshoi còn cao hơn mức lương của một nghệ sỹ múa của trong nhà hát ” – điều này hoàn toàn không phải là lối nói thậm xưng.

(Để dễ bề so sánh tôi cung cấp thêm giá vé xem ballet tham khảo tại các nhà hát cùng level với Bolshoi: ở Mariinsky St Petersburg- max 7000rub (~125 $), ở Palais Garnier Paris – max 165E (~200$), ở ROH London – max 110£ (~150$), ở La Scala Milan – max 150E (~180$), và ở Gran Teatro de La Habana thì thoai, chả bùn nói nữa, đâu đấy vài chục CUC (=$)

Giá vé thực tế (giá vé chính thức trên trang chủ nhà hát) của Bolshoi, đúng là có nhỉnh hơn một chút so với các nhà hát khác thật, nhưng không hề quái dị như ở trên.

Giá vé cao nhất, dù là buổi diễn trọng điểm, có ngôi sao hay không cũng chỉ 15000 rub (~260$), và giá vé rẻ nhất thì khoảng 2-3000 rub (35$) thôi. Với tầm 10500 rub là có thể có một chiếc vé có view CỰC KỲ TỐT roài (đây chính là mức vé tôiđã mua).

Nhưng tại sao nó lại bị thổi lên kinh dị như vậy? Chính bởi vì cực kỳ khó mua trực tiếp vé trên trang chủ Bolshoi.ru, tôi gọi là hiện tượng “SOLD OUT ẢO”.

Không bao giờ bạn có thể đặt mua nổi những vé giá rẻ (những vé dưới 3000rub), dù là có đặt trước 2 tháng (Bolshoi bắt đầu mở bán vé online trước ~3 tháng), và thường chỉ có khoảng 30-40% vé được bán dưới dạng e-ticket (khác hẳn Mariinsky hay các nhà hát khác thường là 80-100%) thế nên vé chính thức hết cực kỳ nhanh.

Phần lớn lượng vé còn lại sẽ được chuyển sang các đơn vị phân phối vé thứ cấp khác (mà nói trắng ra là các công ty phe vé), được rao bán công khai trên mạng kiểu như Bolshoi ticket, Bolshoi theatre ticket,…, thậm chí được treo biển… độc quyền vé Bolshoi.

Và thế là giá vé từ đây cứ càng sát đến ngày công diễn giá vé lại càng được đẩy lên kinh khủng hơn. Thường trước buổi diễn 1 tháng, trên trang chủ đã thông báo sold out! (Thời điểm tôi mua vé trước hơn 1 tháng 1 tuần thì còn đúng 2 vé: 10500 rub và 13ooo rub).

Vé của các công ty phe thường chỉ tăng, không giảm, kể cả dù cho thừa vé, không tìm được khách mua hết. (Ngay trong buổi diễn tôi xem, lô của tôi ngồi, có 2 ghế trống, cảm thấy tiếc và lãng phí vô cùng).

Chuyện giá vé cao hay thấp, đắt hay rẻ, như đã nói, không phải vấn đề ở đây. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng, chính sách bán vé rất “mafia” này (hiển nhiên có sự thông đồng của nhà hát), rõ ràng nhằm hướng đến những đại gia lắm tiền và khách du lịch (phần lớn tò mò trước sức hút của thương hiệu Bolshoi).

Điều này hoàn toàn trái ngược với định hướng của tất cả các nhà hát trên thế giới hiện nay, đang cố gắng khiến nhà hát trở thành một địa chỉ văn hóa thân thiện và các bộ môn nghệ thuật hàn lâm trở nên gần gũi hơn với đa số dân chúng nội địa, đặc biệt là tầng lớp trung lưu.

Còn nhớ, Bolshoi từng “tiên phong” mở cửa miễn phí cho hàng trăm ngàn người dân, công nhân và lính tráng. Bolshoi có thể tồn tại được và trở thành “Ngôi đền thiêng của Ballet” như bây giờ chính là nhờ sự đón nhận của số đông dân chúng ( tham khảo part 1).

Thậm chí trước đây, thập niên 70-80s, vé vào Bolshoi còn được phát miễn phí cho các sinh viên ngoại quốc (trong đó không ít du học sinh Việt Nam) học tập ở Liên Xô. Bolshoi từ một cô văn công đáng yêu dễ mến giờ đây vụt trở nên kiêu kỳ sang chảnh như một nàng Diva lắm tài nhiều tật. Tôi cảm thấy như là một sự phản bội và ít nhiều thất vọng.

Nhưng cần biết rằng, Nga không chỉ có Bolshoi, Nga còn có Mariinsky, còn có Mikhailovsky với chất lượng nghệ thuật không hề thua kém, cũng như hàng trăm đoàn ballet lớn nhỏ khác mà bạn vẫn có thể được thưởng thức Ballet Nga với chất lượng chuẩn Nga với giá vé chỉ vài trăm rub (~100k vnđ).

Ở trong phần cuối tôi sẽ ghi lại cảm nhận cũng như kinh nghiệm của tôi với 3 buổi diễn tại 3 nhà hát khác nhau, 3 mức giá vé khác nhau, từ đấy nếu như bạn hứng thú muốn tìm hiểu về ballet Nga khi du lịch Nga, có thể đưa ra những lựa chọn hợp lý nhất với bản thân.

Tác giả Lương Vũ Hải đứng trước nhà hát Bolshoi.

LƯƠNG VŨ HẢI· 

Check Also

3,5 tấn thóc trong tác phẩm múa “Songs of the Wanderers”

Năm 1994, tác phẩm múa Songs of the Wanderers – ( Tạm dịch: Ca khúc của người …