Home / Kinh nghiệm du lịch / Những địa điểm tham quan hấp dẫn trong Tour du lịch Điện Biên Phủ – Mộc Châu – Sơn La 5 ngày 4 đêm: Thu Vàng Thương Nhớ

Những địa điểm tham quan hấp dẫn trong Tour du lịch Điện Biên Phủ – Mộc Châu – Sơn La 5 ngày 4 đêm: Thu Vàng Thương Nhớ

Mục Lục

Mù Cang Chải

Mù Cang Chải là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, nằm Cách Hà Nội gần 300 km về hướng Tây Bắc, Mù Cang Chải, Yên Bái là điểm đến ưa thích của người yêu thiên nhiên và thích thưởng ngoạn không khí vùng cao.

Hàng năm cứ vào khoảng tháng 9, hàng nghìn người đến đây để được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất cả nước. Nếu bạn chưa từng tới với mảnh đất này, hãy xách ba lô lên và lên đường ngay nhé, bạn sẽ không phải hối tiếc đâu.

THỜI ĐIỂM DU LỊCH

Mù Cang Chải có 2 mùa đẹp nhất là mùa nước đổ và mùa lúa chín, nếu bạn muốn khám phá Mù Căng Chải, bạn nên đến đây vào 2 dịp này.

Tháng 5-6: mùa đổ nước

Khi những cơn mưa mùa hè bắt đầu trút nước xuống những ngọn núi thì nước được dẫn từ trên núi vào các ruộng bậc thang. Nước tràn vào các thửa ruộng làm cho đất khô cằn trở nên mềm hơn và nở ra giúp bà con có thể cấy lúa.

Đây cũng là thời điểm bà con bắt đầu xuống đồng cày cấy chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Chính vì thế ở các ruộng bậc thang miền núi phía Bắc, lúa chỉ có thể trồng được một vụ.

Những bậc thang loang loáng nước trong nắng chiều tạo nên một vẻ đẹp khiến cho bao du khách phải ngỡ ngàng.

Mù Cang Chải mùa đổ nước

Tháng 9, tháng 10: mùa lúa chín

Cứ đến độ tháng 9, tháng 10 hàng năm, lúa lại chín vàng, nhuộm khắp miền núi Tây Bắc trong sắc màu tươi sáng, đậm chất thu sang. Vào lúc này toàn bộ Mù Cang Chải sẽ vàng rực một màu lúa, thời tiết đẹp, thuận lợi để đến thăm nơi đây.

Đây là thời điểm các đoàn du lịch nô nức lên kế hoạch để khám phá các cảnh sắc tuyệt đẹp của tây bắc, điểm du lịch đẹp nhất trong mùa này ở Tây bắc chính là Mù Căng Chải.

Mù Cang Chải mùa Lúa Chín

Trên đường đi đoàn sẽ dừng chân thăm quan Tú Lệ. Đẹp nhất là những cánh đồng lúa mê mải được ôm trọn bởi ba dãy núi Khau Phạ, Khau Song và Khau Thán, nơi ấy còn có một dòng suối mênh mang uốn lượn chảy ngang. Cái thú vị tiếp theo đó là cảnh sắc mỗi mùa một nét gợi cảm riêng biệt, thú vị và không bao giờ gây nhàm chán.

Tú Lệ

Ruộng bậc thang Chế Cu Nha

Nơi đây có nếp sống đặc trưng của người H’Mông. Những cô gái H’Mông, đầu quấn khăn, da trắng nõn nà sẽ có thể níu giữ chân ai lại chăng?

Cầu Pá Uôn

Nằm vắt ngang qua sông Đà trên tuyến QL279 thuộc địa bàn xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, cầu Pá Uôn nổi tiếng không chỉ bởi được bao bọc giữa khung cảnh kỳ vĩ của núi rừng Tây Bắc mà còn bởi hàng loạt những kỷ lục mà trước đó chưa một cây cầu nào ở Việt Nam chinh phục được.

Cầu Pá Uôn

Do nằm trong vùng lòng hồ thủy điện Sơn La có mực nước sâu 80m, nên cầu Pá Uôn được thiết kế với phần trụ cầu cao “kỷ lục”. Ngày 28/02/2015, cầu Pá Uôn được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức xác nhận là cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam, với trụ chính cao tới 98,6m. Chiều cao toàn cây cầu tính từ cao độ đáy sông lên đến cao độ mặt cầu là 103,8m. Với chiều cao như vậy, cầu Pá Uôn đồng thời trở thành cây cầu có cột trụ cao nhất Đông Nam Á ở thời điểm hiện tại. Vì thế nên thời điểm bấy giờ cây cầu này đươc cho là cây cầu thuộc dạng ‘khó nhằn’ nhất. Dưới chân cầu cũng là hồ thủy điện Sơn La.

Di Tích Hầm De Castries

Cấu trúc và cách bố trí sắp xếp của căn hầm vẫn được giữ nguyên vẹn. Thành hầm lát gỗ dày 0,80m. Nóc hầm lợp bằng những tấm ghi thép hình vòm, trên xếp nhiều lượt bao cát và những cây gỗ lớn. Trần hầm bằng các tấm thép lá ghép liền nhau. Hầm sâu 2m, rộng 8m và dài 20m, có 4 ngăn. Xung quanh hầm và các vách ngăn là một dãy thùng phi chứa đầy cát. Hầm có 2 cửa thông sang các hầm lân cận. Bên ngoài hầm là hàng rào dây kẽm gai và những bãi mìn dày đặc chỉ chừa lại một lối đi nhỏ vào hầm theo hình chữ chi. Phía ngoài hàng rào là 4 chiếc xe tăng phòng thủ ở 4 hướng. Tại căn hầm này De Castries đã long trọng đón tiếp nhiều quan chức cao cấp của Anh, Pháp, Mỹ và các nhà báo nổi tiếng. Và đây cũng chính là nơi Tướng De Castries và toàn bộ Bộ chỉ huy của quân Pháp bị bắt sống, kết thúc thắng lợi cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ của quân và dân ta.
Ngày nay, di tích Hầm De Castries đã được Đảng và Nhà nước đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn tạo lại nguyên bản, bằng những vật liệu bền vững, phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước đồng thời đây cũng chính là bằng chứng để mãi mãi tôn vinh sức mạnh vĩ đại của quân và dân ta trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước.

Tượng Đài Chiến Thắng Điện Biên Phủ

Điểm khởi đầu lên Tượng đài Chiến thắng là sân hành lễ, với không gian khá rộng có thể tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội. Tại đây có bức phù điêu đại cảnh lớn nhất Đông Nam Á với chiều cao trung bình 7,5m, chiều ngang 58m được ghép từ 217 tấm đá xanh Thanh Hóa, nặng gần 400 tấn. Bức phù điêu đại cảnh miêu tả lại toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ từ thời điểm Bộ Chính trị chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Đông – Xuân 1953 – 1954 cho đến khi ta bắt sống De Castries và tham mưu của Tập đoàn cứ điểm vào chiều ngày 7/5/1954 và lễ ăn mừng chiến thắng của quân, dân và đồng bào địa phương vào ngày 13/5/1954 tại Mường Phăng.

Khu Di Tích Lịch Sử Mường Phăng

Ngoài các điểm di tích lịch sử nổi tiểng như Mường Thanh, Him Lam, đồi A1…, du khách không thể bỏ qua địa danh Mường Phăng (thuộc Thành phố Điện Biên). Đây là nơi đặt Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ trong 105 ngày. Tại đây, Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cùng với Bộ chỉ huy Chiến dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính chất quyết định làm nên Chiến thắng “Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”.

Nơi đây hiện còn lưu giữ được nhiều di tích có giá trị lịch sử tiêu biểu như: Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; lán ở, nơi làm việc, hầm ngủ của Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, lán làm việc của trưởng ban thông tin liên lạc Hoàng Đạo Thúy… Bà con nơi đây thường gọi một cách trìu mến khu rừng này là “hầm Đại tướng” hay “rừng Đại tướng”

Trải qua nhiều lần tu sửa, trùng tu song di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ, mang đậm dấu ấn chiến thắng lịch sử hào hùng của dân tộc 60 năm về trước. Những hiện vật như lán làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hầm của Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, lán ngủ của điệp báo viên hay lán làm việc của Ban thông tin chiến dịch Điện Biên Phủ… đều được bảo tồn nguyên vẹn.

Nhà Tù Sơn La, Cây Đào Tô Hiệu

Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng từ những năm 1908 để giam cầm các chiến sĩ cộng sản yêu nước. Nhưng chính nơi tù ngục được mệnh danh là “địa ngục trần gian” này lại được các chiến sĩ cộng sản Việt Nam biến thành trường học cách mạng.
Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1908 trên ngọn đồi Khau Cả nằm bên dòng suối Nậm La thuộc tỉnh Sơn La với diện tích ban đầu là 500 m2.Vào mùa hè, các phòng giam ở đây giống như lò nung bởi gió Lào, còn mùa đông lại buốt lạnh vì khí hậu khắc nghiệt miền biên ải. Thực dân Pháp đã biến nhà tù thành địa ngục để giam cầm, đày đọa, làm tiêu hao sinh lực và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những chiến sĩ cộng sản.

Hiện nay, nhà tù vẫn còn để nguyên trạng các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại hai giam, trại ba giam cùng những phòng giam đặc biệt chỉ rộng 1,2m2, nơi từng giam hãm những người cách mạng và một phần nhà tù Sơn La đã được phục chế lại để phục vụ cho việc giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ sau này.

Cây đào được mang tên Tô Hiệu vào năm 1945, khi cách mạng đã thành công, tượng trưng cho tinh thần đấu tranh kiên cường của một chiến sỹ cách mạng.

Thị trấn nông trường Mộc Châu, đồi chè Mộc Châu

Nông trường Mộc Châu được thành lập năm 1958, sở hữu nhà máy sản xuất chè lớn chuyên phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hơn nữa đây còn là nơi chăn nuôi hàng ngàn con bò sữa giống, là nơi cung cấp sữa bò lớn nhất cả nước. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng chè rộng bát ngát và được tìm hiểu quy trình chăm sóc những chú bò để cho ra những giọt sữa tươi ngon.

Cao Nguyên Mộc Châu nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt trải dài đến tận bên kia quả đồi. Nói đồi chè Mộc Châu là cảnh đẹp thiên nhiên, Nhưng nói đồi chè Mộc Châu là nét đẹp nhân tạo cũng chẳng sai bởi chính bàn tay của những con người, những công nhân nông trường chè đã tạo nên những tuyệt tác đó như đồi chè hình chữ S, đồi chè hình trái tim trên đường đến Ngũ Động Bản Ôn.

Check Also

Tour Cắm Trại Hồ Tuyền Lâm Kết Hợp Chèo SUP Đà Lạt 2 Ngày 1 Đêm

INTOUR GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH TOUR CẮM TRẠI HỒ TUYỀN LÂM KẾT HỢP CHÈO SUP …