Nhà ga Đà Lạt cách trung tâm thành phố khoảng 3km theo hướng đi công viên Yersin, đây là nhà ga cổ nhất Việt Nam có kiến trúc khá đặc biệt, được xây dựng hơn 80 năm trước với đường xe lửa răng cưa hiếm có trên thế giới, do kiến trúc sư Revéron thiết kế với hình thức kiến trúc Anglo – normand mới và chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc hiện đại.
Xem thêm: Tour du lịch Đà Lạt 3 ngày 3 đêm
Nhà Ga Đà Lạt cổ nhất Việt Nam
Nhà ga cổ Đà Lạt
Mục Lục
Tìm hiểu nét độc đáo của nhà ga cổ Đà Lạt
Được khởi công vào năm 1935 và hoàn tất vào năm 1938, đây là lần đầu tiên người ta đưa yếu tố mỹ thuật về kiến trúc và công trình vào việc xây dựng một công trình có tính mỹ thuật cao.
Nhà ga toạ lạc ở số 01 Quang Trung, phường 10, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, nơi đây luôn nhộn nhịp bởi số lượng khách đến mỗi ngày khá đông, nếu bạn đang có ý định đến với Đà Lạt thì hãy đừng quên ghé thăm địa điểm này này nhé!
Checkin tại nhà ga Đà Lạt – @ngoc.du97
Trên toa xe cổ Đà Lạt
Kiến trúc nhà ga Đà Lạt
Nhà ga cổ Đà Lạt có hình dáng như núi Lang Biang hùng vĩ, có chiều dài 66,5, chiều ngang là 11,4m và có chiều cao 11 m với mô hình kiến trúc giống như nhà ga của các tỉnh miền ở nước Pháp với mái trên có hình vòm uốn cong.
Một góc nhỏ của nhà ga Đà Lạt
Nếu nhìn từ phía trước nhìn sang ngang theo hướng mái nhà có 3 mái nhọn nhô ra ở phía chân nhưng theo phương thẳng đứng, còn từ phía trước mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn hình tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi Lang Biang, còn các mái ngói ở chân tam giác như sườn núi.
Đây là một công trình kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết hợp với kiến trúc phương tây kết hợp với kiểu kiến trúc nhà rông Tây Nguyên.
Bên trong phòng chờ của nhà ga Đà Lạt
Cửa ra đường sắt của nhà ga Đà Lạt – FB Nguyễn Vương Anh Như
Nét độc đáo của đường xe lửa răng cưa
Tổng chiều dài của tuyến đường sắt dài 84 km và xuyên qua 5 hầm rất dốc nên phải sử dụng hệ thống đường ray đầu máy răng cưa dài 16 km.
Khi đến đây không mấy ai chú ý đến một điều rằng, đường xe lửa lên Đà Lạt là một đường ray xe lửa răng cưa độc đáo và hiếm có vì trên toàn thế giới chỉ có hai đất nước duy nhất có đường ray xe lửa răng cưa đó là Việt Nam và Thuỵ Điển.
Đường sắt căng cưa còn sót lại tại ga Đà Lạt
Hệ thống xe lửa loại này có thêm một đường ray ở chính giữa đó là răng móc như lưỡi cưa, ăn khớp với bánh xe của đầu tàu kéo cũng có răng được chế tạo đặc biệt mà không có ở các đầu tàu xe lửa loại thường, dùng để kéo đoàn tàu lên dốc và giữ cho không bị tuột nhanh khi xuống dốc với 3 đội tàu: Tháp Chàm – Đà Lạt – Nha Trang, Tháp Chàm – Đà Lạt, Sài Gòn – Tháp Chàm – Đà Lạt đều lăn bánh.
Đến năm 1972 do ảnh hưởng của chiến tranh nên tuyến đường sắt bị ngừng hoạt động, từ đó đường sắt răng cưa Đà Lạt đã bị gỡ bỏ trong sự tiếc nuối của bao nhiêu người.
Sau 1975, đường sắt Đà Lạt – Phan Rang được khôi phục một thời gian ngắn trước khi bị phá dỡ hoàn toàn giữa thập niên 1980.
Cận cảnh đường sắt răng cưa còn sót lại tại nhà ga Đà Lạt
Sau đó ngành đường sắt Thụy Sĩ đã ngay lập tức ngỏ ý thu mua lại tất cả các đầu máy chạy tuyến đường sắt răng cưa còn lại ở Việt Nam, đề xuất của họ đã được chấp thuận và kế hoạch “hồi hương” đầu máy được tiến hành năm 1990.
Bây giờ người ta biết đến Đà Lạt với một nhà ga đẹp bậc nhất Đông Nam Á, đặc sắc với kiến trúc xây cất kiểu Ảt- Deco – một kiểu kiến trúc rất được ưa chuộng ở Châu Âu và thế giới vào thế kỷ từ 20.
Ngày nay tuyến đường sắt chỉ chạy đến ga Trại mát rồi quay về và trở thành điểm du lịch Đà Lạt hấp dẫn đối với nhiều du khách trong và ngoài nước.
Nhiều cặp đôi chọn nhà ga Đà Lạt làm nơi chụp hình lí tưởng cùng nhau – @forcerecon87
Nhà ga Đà Lạt cũng là nơi “check-in” ưa thích của giới trẻ – @_itsme.kelly
Chụp hình trên chiếc xe lửa tại nhà ga Đà Lạt – @pqtkty
Những điều hấp dẫn chỉ có tại hoa sơn điền trang Đà Lạt
Vntour.com.vn – Lưu ý. Nội dung bài viết thuộc bản quyền của VNTOUR. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại VNTOUR. (Hình ảnh sưu tầm từ facebook, instgram. Xin cảm ơn các bạn đã cùng chia sẻ hình ảnh cần thiết).