Là người sáng lập Đoàn múa Vân Môn- đoàn múa hiện đại nổi tiếng của Đài Loan, biên đạo múa Lâm Hoài Dân luôn rất thu hút sự chú ý của công chúng. 17 năm trước, tác phẩm múa “Ca khúc của người lang thang” do ông biên đạo đã mở đầu “thời kỳ tinh thần phương Đông” của Đoàn múa Vân Môn Đài Loan, tác phẩm múa này đã khiến diễn viên múa của Đoàn múa Vân Môn bắt đầu tĩnh tọa-nội dung tu luyện hàng ngày, cũng vì vậy, Đoàn múa Vân Môn hết sức đặc sắc trong làng ca múa trên thế giới. Tác phẩm múa “Ca khúc của người lang thang” đã biểu diễn ở 52 thành phố của 18 nước, nhưng chưa đến biểu diễn ở Nội địa Trung Quốc. Ngày 25 tháng 3 năm nay, khi tổ chức buổi họp báo tại Nhà hát lớn Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh, ông Lâm Hoài Dân không nén được xúc động tuyên bố, ngày 1 và 2 tháng 4, tác phẩm ông yêu thích nhất này sẽ ra mắt khán giả Bắc Kinh.
Lúa thóc của Đài Loan, cốt truyện của Ấn Độ, ca dao của Gru-di-a là 3 nguồn sáng tác tác phẩm múa “Ca khúc của người lang thang”. Trong đó, nguồn quan trọng nhất là “Ấn Độ”. Mùa hè năm 1994, mang theo tiểu thuyết “Ca khúc của người lang thang” do nhà văn Đức Hermann Hesse cải biên từ truyền thuyết Phật giáo, ông Lâm Hoài Dân bay đi Ấn Độ, những điều tai nghe mắt thấy ở Ấn Độ khiến ông vô cùng rung động. Sau khi trở về từ Ấn Độ, ông Lâm Hoài Dân đã sáng tác một tác phẩm múa “Ca khúc của người lang thang” trong một nguồn cảm hứng bất tận. Ông nói:
“Trong chuyến du lịch lần đó, tôi đã đi thăm sông Hằng. Ở nơi đó nhìn thấy người theo đạo Ấn Độ thiêu người chết và đổ tro trôi theo sông Hằng, bên cạnh đó, ở vùng hạ du, người theo đạo Phật tắm và uống nước thánh trên sông Hằng, trong khoảnh khắc đó, tôi cảm thấy hết sức xúc động. Vì sự sống chính là như thế này, chúng ta luôn giấu giếm nó. Mang theo ký ức này, tôi đến Bodh Gaya-nơi Đức Thích Ca Mâu Ni đắc đạo thành Phật. Một hôm, tôi tĩnh tọa ở nơi đó, khi tỉnh dậy, tôi cảm thấy trên trán nóng bừng, tôi phát hiện đó là vì ánh sáng mặt trời, bỗng nhiên tôi thấy hết sức xúc động, trong lòng vô cùng yên tĩnh. Tác phẩm múa ‘Ca khúc của người lang thang’ tuy ra đời trong bối cảnh phức tạp như vậy, nhưng ý tưởng tường thuật lại câu chuyện thì rất giản đơn, mong mang lại cảm giác yên tĩnh và an nhàn cho khán giả. Vì cuộc sống trên thế giới hiện nay rất gấp gáp, người ta cần cảm giác yên tĩnh kéo dài 1-2 tiếng đồng hồ.”
“Ca khúc của người lang thang” là một tác phẩm múa hết sức đặc biệt, không có tình tiết câu chuyện, tiết tấu chậm rãi, thiết kế sân khấu duy nhất là thóc vàng nặng 3 tấn rưỡi trên sân khấu. Ông Lâm Hoài Dân nói:
“Tôi lớn lên ở Đài Nam, ấn tượng sâu sắc nhất đối với quê hương là cánh đồng lúa vàng óng, thuở nhỏ tôi thích nghịch thóc nhất, thường bị bố mắng, vì bố nói ‘lúa thóc là thứ thiêng liêng’. Có lẽ chính vì tuổi thơ ấu bị trắc trở, cho nên tôi quyết định đưa thóc vàng nặng mấy tấn này lên sân khấu.”
Ông Lâm Hoài Dân nói:
“Lần này chúng tôi mang theo tác phẩm ‘Ca khúc của người lang thang’, đây là một tác phẩm rất đặc biệt. Nói một cách giản đơn, nó là câu chuyện của Phật tổ, do nhà văn Đức Hermann Hesse-nhà văn đoạt Giải Nô-ben Văn học cải biên thành câu chuyện ‘Siddhartha’. Câu chuyện được cải biên xong đã không phải là câu chuyện của Phật tổ nữa, không liên quan tới tôn giáo, mà là kể lại quá trình tìm kiếm triết học của một người. Cuộc sống của nhà sư khổ hạnh Ấn Độ để lại cho tôi cảm hứng sáng tác bất tận về biểu diễn trên sân khấu. Khi biểu diễn câu chuyện Ấn Độ do nhà văn Đức viết, trên sân khấu số thóc Đài Loan nặng 3 tấn rưỡi là thiết kế sân khấu duy nhất, đây là một buổi biểu diễn về thóc, diễn viên đi lại giữa thóc vàng.”
Không cần nghi ngờ, hình ảnh thóc vàng nặng 3 tấn rưỡi trên sân khấu là cảnh khiến khán giả cảm động nhất, nhưng ngoài làm đạo cụ trên sân khấu, số thóc vàng này lại khiến đoàn múa phải bận tâm. Trước tiên, phải chọn loại thóc tròn mẩy, nếu không, sẽ làm tổn thương đến diễn viên; thứ 2, thóc phải rửa sạch, nếu không, diễn viên múa sẽ bị mẩn ngứa; thứ 3, thóc phải nhuộm màu, nếu không, sẽ không hiện lên màu vàng thơ mộng; thứ 4, thóc phải sấy và phơi nắng, nếu không, thóc không thể khô được; thứ 5, thóc phải hun khói và hấp, nếu không, thóc sẽ bị ẩm và mọc mầm. Việc xử lý số thóc nặng 3 tấn rưỡi này đòi hỏi 4 nhân viên phải làm việc cật lực trong 2 tuần, mỗi ngày làm 8 tiếng đồng hồ. Việc vận chuyển thóc cũng là một vấn đề nan giải, do vậy, Đoàn múa Vân Môn đã thuê nhiều nhà kho trên khắp thế giới để cất giữ số thóc đặc thù này, tiện cho tác phẩm múa “Ca khúc của người lang thang” lưu diễn thường xuyên trên thế giới.
Sau khi kết thúc biểu diễn, sân khấu trở lại yên tĩnh, số thóc này còn phải thu dọn, ngay sau khi các diễn viên đáp lễ khán giả, một diễn viên múa dùng cào vẽ đường tròn đồng tâm trong vòng 25 phút. Chuyên mục đánh giá tác phẩm múa trên “Thời báo Niu-oóc” cho rằng, nội dung múa hay nhất trong tác phẩm “Ca khúc của người lang thang” là 25 phút đó, dù biểu diễn ở thành phố nào, cũng có khán giả không kìm được nước mắt. Ông Lâm Hoài Dân nói, 25 phút đó cũng là một phần trong biểu diễn, là nhằm mang lại cảm giác bình yên tĩnh lặng cho khán giả từ đầu chí cuối. Ông nói:
“Tôi nghĩ, đến phần cuối, toàn bộ các nguyên tố gồm thóc vàng, âm nhạc và động tác sẽ mang lại cảm giác hết sức yên tĩnh, cảm giác đó không phải chỉ ở hai chữ yên tĩnh, mà là giống như cảm giác sau khi tắm xong.”
Thóc vàng trong tác phẩm múa “Ca khúc của người lang thang” đặt nhiều khó khăn cho đoàn múa, chọn nhạc cũng thế. Quá trình biên đạo múa rất suôn sẻ và trôi chảy, nhưng sau khi thông tin công diễn đã công bố, ngày biểu diễn ngày càng đến gần, nhạc thích hợp lại chưa tìm thấy. Một hôm, một người bạn tặng cho ông Lâm Hoài Dân một băng cát-xét dân ca Gru-di-a. Tiếng hát đầy cảm xúc bể dâu và ấm áp khiến ông Lâm Hoài Dân cảm thấy như được của báu. Khi nhớ lại hình ảnh lúc đó, ông nói: “Tôi mới nghe đã quyết định chọn dân ca này làm nhạc đệm.” Khi dùng dân ca Gru-di-a đệm cho điệu múa ông Lâm Hoài Dân biên đạo, lại rất phù hợp, mỗi đoạn đều ăn khớp nhau một cách tự nhiên, không thể không nói rằng, đây cũng là duyên số.
Kể từ khi tác phẩm múa “Ca khúc của người lang thang” công diễn đầu tiên đến nay đã 17 năm rồi, môi trường đời sống xã hội đã thay đổi rất nhiều, có lẽ có thể tăng thêm nhiều nguyên tố mới vào tác phẩm múa này, nhưng ông Lâm Hoài Dân nói, trong 17 năm qua, Đoàn múa Vân Môn luôn theo đuổi trở lại trạng thái nguyên thủy. Ông nói:
“Cho đến nay, tác phẩm múa này không hề tăng thêm bất cứ điều gì, ngược lại đã được sửa chữa chỉn chu hơn. Thực ra, không phải không có thứ mới, mà là chúng tôi mong phấn đấu trở lại trạng thái ban đầu. Vì một tác phẩm được thể hiện quá quen thuộc, quá khéo, thì cảm thấy tác phẩm đã không phải là tác phẩm nguyên xưa nữa, toàn bộ tác phẩm múa đều gặp phải vấn đề này. Cho nên, chúng tôi nỗ lực hết sức mong trở lại trạng thái ban đầu. Nếu không còn chút thái độ thành khẩn nữa, cảm giác tự nhiên tiêu tan hết đi, thì tác phẩm múa này cũng không còn ý nghĩa gì nữa, tôi cũng không cho phép tác phẩm này tiếp tục được biểu diễn.”
Chuyến du lịch ở Ấn Độ, lúa thóc của Đài Loan và dân ca Trung Á đã hình thành tác phẩm mà ông Lâm Hoài Dân yêu thích nhất. Khi buổi họp báo sắp kết thúc, ông Lâm Hoài Dân nói: “Có lúc tôi từng nghĩ, nếu chỉ được phép để lại một bộ tác phẩm duy nhất, tôi hy vọng là tác phẩm ‘Ca khúc của người lang thang’! Tôi mong, trong cuộc sống ồn ã ngày nay, tác phẩm múa này sẽ tiếp tục mang lại cảm giác an ủi và yên tĩnh cho khán giả.”
(Nguồn: http://vietnamese.cri.cn)