Home / Kinh nghiệm du lịch / Mâm cỗ ngày tết của người Việt có gì đặc biệt?

Mâm cỗ ngày tết của người Việt có gì đặc biệt?

Mâm cỗ ngày tết kết tụ tinh hoa Việt Nam không chỉ riêng ẩm thực mà còn sâu đậm về văn hóa, phong tục cổ truyền…Đất nước Việt Nam trải dài theo hình chữ S nên mỗi vùng miền sẽ có nét đặc trưng riêng biệt về ngày tết cổ truyền  , tuy mỗi vùng miền có cách bày biện đặc trưng khác nhau nhưng luôn toát lên bản sắc dân tộc Việt.

Mục Lục

Tinh tế phong vị miền Bắc

Mâm cỗ ngày tết miền Bắc luôn bài bản, giữ trọn bản sắc văn minh lúa nước ngàn năm văn hiến. Tất cả làm nên một mâm cỗ sung túc, bài bản đúng nét cổ truyền thật tinh tế và đầy ý nghĩa ngày Tết đầu năm.

Đặc biệt, mâm cỗ miền Bắc được bày biện theo trình tự gồm bốn bát chiết yêu bày biện giò lợn hầm măng, canh bóng thả, miến trắng, mộc nấm thả và bốn đĩa cây mai tượng trưng cho tứ trụ trời đất, bày biện thịt gà lá chanh, giò lụa, thịt lợn và chả quế. Ngoài ra, các gia đình khá giả thường chuẩn bị mâm cỗ lớn, nhiều hơn với sáu bát sáu đĩa hoặc tám bát tám đĩa tượng trưng cho quan niệm phát lộc, phát tài.

Miền Trung tinh tế từ sự chắt chiu

Nhìn chung mâm cỗ miền Trung được bày biện kỹ lưỡng trên mâm tròn với nhiều bát đĩa gồm bánh tét, cơm trắng, rau sống, thịt gà luộc, heo quay, trứng chiên, đồ xào, chả cuốn, cá chiên, bún, gỏi, bánh trái… Mỗi món một ít thể hiện tinh thần san sẻ, chắt chiu. Các món ăn luôn được chăm chút về hình thức, chế biến công phu, trình bày đẹp mắt.

Một số tỉnh Bắc Trung Bộ, mâm cỗ Tết ít nhiều mang dáng vẻ sắc thái của miền Bắc với quan niệm đủ đầy với giò chả, thịt gà lá chanh, bánh chưng xanh dưa hành… Càng Nam tiến thì bánh chưng trên mâm sẽ được thay vào món bánh tét, ăn kèm dưa món. Đặc biệt, mâm cổ Tết ở Huế được chăm chút có nét công phu hơn theo dư vị cung đình xưa đậm chất kinh kỳ, kèm thêm các món bánh mứt ngon ngọt được tạo hình đẹp mắt.

Trù phú miền đất phương Nam

Với chất phóng khoáng của người phương Nam cùng những sản vật trù phú được thiên nhiên ưu đãi nên mâm cỗ Tết miền Nam luôn phong phú. Mâm cỗ miền Nam luôn có hai món đặc trưng canh khổ qua nhồi thịt và bánh tét. Bởi vị đắng của canh khổ qua thể hiện mong muốn qua đi những cơ cực của năm cũ và đón điều tốt đẹp trong năm mới. Bánh tét được trộn chung với dừa nạo hoặc đậu đen, lá cẩm, lá dứa hạt điều…, còn phần nhân có thể là chuối hoặc đậu xanh trứng muối, thập cẩm. Ngoài ra, mâm cỗ còn có thịt heo kho nước dừa với trứng hoặc cá lóc kèm dưa giá, gỏi ngó sen, tai heo ngâm giấm, lạp xưởng, phá lấu, củ kiệu… Các món ăn được bày thành từng đĩa, đặt gọn gàng lên bàn ăn như một bữa cơm gia đình ấm cúng.

Tuy mâm cỗ từng miền đều mang nét riêng, nhưng nhìn chung tất cả đều có bánh chưng hoặc bánh tét, các loại dưa món theo vùng miền, cơm trắng, xôi chè… lột tả được hết tinh hoa văn hóa dân tộc, nét đẹp tinh thần cùng sự khéo léo của người Việt khi tiễn đưa năm cũ, đón chào năm mới.

Check Also

Tour Cắm Trại Hồ Tuyền Lâm Kết Hợp Chèo SUP Đà Lạt 2 Ngày 1 Đêm

INTOUR GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH TOUR CẮM TRẠI HỒ TUYỀN LÂM KẾT HỢP CHÈO SUP …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *