Năm 1994, tác phẩm múa Songs of the Wanderers – ( Tạm dịch: Ca khúc của người lang thang), do Lin Hwai-min (Lâm Hoài Dân) biên đạo đã mở đầu cho “thời kỳ tinh thần phương Đông” của Đoàn múa đương đại nổi tiếng của Đài Loan – Vân Môn ( Cloud Gate Dance Theatre) .
Nội dung kịch bản múa dựa theo tiểu thuyết “Siddharta” của nhà văn Đức Hermann Hesse. Câu chuyện lấy thời điểm đức Phật còn tại thế, nói về một chàng thanh niên rời gia đình đi tìm giác ngộ. Dù được gặp Phật, dù bạn đồng hành đã gia nhập tăng đoàn, nhưng chàng thanh niên Siddhartha nhất quyết đi theo con đường của mình. Cuối cùng, sau khi trải nghiệm hết tất cả niềm vui và nổi khổ của cuộc sống thế gian, chàng thanh niên Siddhartha đã giác ngộ được chân lý bên cạnh một dòng sông. Chàng đã lắng nghe tiếng dòng sông và tìm thấy nơi đó mọi dạng hình của đời sống. Chàng đã thấy “pháp giới” trong dòng sông và ngộ được tính nhất thể của vạn sự
Tiểu thuyết “Ca khúc của người lang thang” vốn là câu chuyện của Phật tổ, nhưng sau khi được nhà văn Đức Hermann Hesse-nhà văn từng đoạt Giải Nobel Văn học cải biên thành câu chuyện “Siddhartha”, câu chuyện này thực ra đã không phải là câu chuyện của Phật tổ nữa, không liên quan tới tôn giáo, mà là kể lại quá trình tìm kiếm triết học của một người.
Mùa hè năm 1994, mang theo cuốn tiểu thuyết của nhà văn Đức Hermann Hesse cải biên từ truyền thuyết Phật giáo, ông Lâm Hoài Dân bay đi Ấn Độ. Những điều tai nghe mắt thấy ở đây khiến ông vô cùng rung động. Ông đã đi thăm sông Hằng, nhìn thấy người theo đạo Ấn Độ thiêu người chết và đổ tro trôi theo sông Hằng, bên cạnh đó, ở vùng hạ du, người theo đạo Phật tắm và uống nước thánh trên sông Hằng, trong khoảnh khắc đó, ông cảm thấy hết sức xúc động. Vì sự sống chính là như thế này, chúng ta luôn giấu giếm nó.
Mang theo ký ức này, ông đến Bodh Gaya – nơi Đức Thích Ca Mâu Ni đắc đạo thành Phật. Một hôm, ông tĩnh tọa ở nơi đó, khi tỉnh dậy, ông cảm thấy trên trán nóng bừng, ông phát hiện đó là vì ánh sáng mặt trời, bỗng nhiên ông thấy hết sức xúc động, trong lòng vô cùng yên tĩnh.
Sau khi trở về từ Ấn Độ, biên đạo Lâm Hoài Dân đã sáng tác tác phẩm múa “Ca khúc của người lang thang” trong một nguồn cảm hứng bất tận.
Tác phẩm múa “Ca khúc của người lang thang” tuy ra đời trong bối cảnh phức tạp như vậy, nhưng ý tưởng tường thuật lại câu chuyện thì rất giản đơn, mong mang lại cảm giác yên tĩnh và an nhàn cho khán giả. Vì cuộc sống trên thế giới hiện nay rất gấp gáp, người ta cần cảm giác yên tĩnh kéo dài 1-2 tiếng đồng hồ.
“Ca khúc của người lang thang” là một tác phẩm múa hết sức đặc biệt, không có tình tiết câu chuyện, tiết tấu chậm rãi, thiết kế sân khấu duy nhất là thóc vàng nặng 3 tấn rưỡi trên sân khấu. Về nguyên nhân chọn lúa thóc là thiết kế sân khấu duy nhất, ông Lâm Hoài Dân giải thích cho biết, vì ông lớn lên ở Đài Nam, ấn tượng sâu sắc nhất đối với quê hương là cánh đồng lúa vàng óng, thuở nhỏ ông thích nghịch thóc nhất, thường bị bố ông mắng, bố ông cho rằng lúa thóc là thứ thiêng liêng. Có lẽ chính vì tuổi thơ ấu bị trắc trở, cho nên ông quyết định đưa thóc vàng nặng mấy tấn này lên sân khấu.
Mời các bạn cùng thưởng thức tác phẩm này.
Tác phẩm Songs of the Wanderers – Ca khúc của người đi lang thangBiên đạo múa – Lin Hwai-min ( Lâm Hoài Dân) Âm nhạc: Dân ca Gruzia (hát bởi Rustavi Choir) Biểu diễn: The Cloud Gate Dance Theater