Có thể nói Don Quixote một trong những chủ đề xuyên suốt lịch sử ballet. Vở ballet đầu tiên với chủ đề này được trình diễn vào năm 1614, đúng 400 năm trước trong hoàng cung Pháp với nhan đề “Le ballet de Don Quichot”. Kể từ đó, Don Quixote liên tục trở đi trở lại trên sân khấu, là nguồn cảm hứng của biết bao thế hệ vũ công và biên đạo, từ thời ballet cung đình baroque, qua thời phục hưng, lãng mạn và hậu lãng mạn, cho tới tận ballet tân cổ điển, hiện đại và hậu hiện đại. Hầu hết các nhà biên đạo ballet lừng danh đều đã dựng vở Don Quixote của mình, từ Louis-Jacques Milon, Charles-Louis Didelot, Paul Taglioni… qua August Bournonville, Marius Petipa, Aleksandr Gorski, Ninette de Valois tới George Balanchine, Rudolf Nuriejew, Alexei Fadeyechev… Trong số đó, Don Quixote do Marius Petipa dàn dựng với âm nhạc của Ludwig Minkus đã trở thành một kinh điển lớn của nghệ thuật ballet.
Có lẽ không cần giới thiệu nhiều về Marius Petipa, nhà biên đạo người Pháp, là cha đẻ và một tên tuổi gắn liền với thời hoàng kim của ballet Nga mà bất cứ người nào có đôi chút quan tâm đến ballet đều không thể không biết, tác giả của các vở ballet nổi tiếng như Hồ thiên nga, Công chúa ngủ trong rừng, Kẹp hạt dẻ, Faust, Raymonda, La Bayadère…
Nhưng còn Ludwig Minkus? Nhạc sĩ người Áo gốc Do Thái này là một trong những nhà soạn nhạc ballet sáng tác dồi dào nhất, với gần 30 vở, gắn bó gần như cả cuộc đời mình với nước Nga và ballet Nga. Nhưng tên tuổi của ông không vượt ra ngoài khuôn khổ các vở ballet, và Don Quixote là một trong những tác phẩm khiến ông không bị rơi vào quên lãng sau khi qua đời năm 1917 tại cố quốc trong đói nghèo và cô đơn, mộ phần bị quân quốc xã san phẳng năm 1939. Bi kịch của ông là đã sống và sáng tác trong thời đại mà các nhà biên đạo chủ yếu chú trọng đến các vũ điệu và tính kể chuyện, sự hoàn hảo về trang trí hơn là các yêu cầu nghệ thuật khác cao hơn trong ballet. Âm nhạc của ông phục vụ những mục đích ấy, nơi nhà soạn nhạc phải ưu tiên các vũ công và nhà biên đạo và do đó, không được các nhà âm nhạc học thời nay đánh giá cao. Nhưng chúng ta còn nhớ, vào thời đó, khi các vở Công chúa ngủ trong rừng hay kẹp hạt dẻ được trình diễn lần đầu, các nhà phê bình đã không tiếc lời chê bai âm nhạc củ Tchaikovsky là vứt đi, hay „không thể múa được”.
Don Quixote của Marius Petipa, mặc dù dựa vào cuốn tiểu thuyết cùng tên của Cervantes, thật ra không phải là một phản chiếu sắc nét của chủ đề văn học này. Nhân vật Don Quixote mờ nhạt, thậm chí chỉ là cái cớ để các vũ công trình diễn các vũ điệu nối tiếp, liên tục. Xét về nội dung, có thể nói đây là một vở ballet không mấy phong phú hay sâu sắc. Nhưng về mặt biên đạo, đây là một vở ballet xuất sắc và kiểu mẫu (nhất là sau khi được Aleksander Gorski bổ sung thêm). Marius Petipa dựng Don Quixote khi đã là một nhà biên đạo dày dạn kinh nghiệm, sau khi đã tự mình biên soạn các vũ điệu không ai bì kịp theo trường phái ballet divertissement thời kỳ đỉnh cao với tính chất tân cổ điển.
Trong Don Quixote tràn ngập những vũ điệu Tây Ban Nha mà Marius Petipa thông thạo hơn ai hết, bởi ông đã dựng các vở ballet đầu tiên của mình ở Madrid, và chính ông đã học múa các vũ điệu dân gian Tây Ban Nha trong những năm 1845-1847. Màn múa giấc mơ của Don Quixote trong hồi 2 là một trong những tuyệt tác của biên đạo ballet. Tiết mục múa đôi (pas de deux) của Kitri và Basilio ở hồi 3 (còn được gọi là Grand pas de deux) đã được các nghệ sỹ ballet kiệt xuất của các thời đại khác nhau gặt hái không biết bao nhiêu thành công vang dội trên khắp thế giới. Tiết mục múa đơn xoay 32 vòng (fouettés) của Kitri luôn là niềm chờ đợi của khán giả, không ít người còn đếm xem vũ công có xoay đủ 32 vòng hay không. Các vũ điệu trong Don Quixote vui tươi, sinh động, đầy nhiệt huyết nhưng cũng đầy quyến rũ, khiến người xem hoàn toàn chìm đắm trong một không gian Tây Ban Nha tràn ngập nhịp điệu và sắc màu.
Vở Don Quixote do Nhà hát Ballet quốc gia Ba Lan dàn dựng và trình diễn lần đầu vào năm 2014 theo biên đạo của Marius Petipe với phần biên đạo mới của nhà biên đạo Nga nổi tiếng Alexei Fadeyechev mang lại cho người xem tất cả không khí và tinh thần Tây Ban Nha ấy. Sân khấu được dàn dựng với những sắc màu tươi sáng, rực rỡ trong hồi 1 với không khí vũ hội linh đình, trong màn giấc mơ của Don Quixote ở hồi 2 lại tối giản và tinh khiết với gam màu trắng và lơ chủ đạo, tới hồi 3 lại là sự kết hợp khéo léo và tinh tế giữa các màu sắc rực rỡ với các màu thanh nhã nhẹ nhàng… có thể nói là phần dàn dựng đẹp nhất và thành công nhất cho vở Don Quixote mà tôi từng được xem. Vũ đoàn với các vũ công kỹ thuật rất cao nên Alexei Fadeyechev tha hồ có đất dụng võ và đã không khiến khán giả thất vọng.
Vở múa dựa trên câu chuyện nổi tiếng “Don Quixote xứ Mantra” của nhà văn nổi tiếng người Tây Ban Nha Miguel de Cervantes, lần đầu ra mắt khán giả vào năm 1869. về chàng Don Quixote vốn lãng mạn, có máu phiêu lưu cùng những niềm phấn khích của chàng mỗi khi trải nghiệm một điều mới mẻ. Cuối vở múa là những điệu vũ khắc họa nỗi niềm mất mát của chàng trai sống với quá nhiều ảo tưởng.
Khi vở múa bắt đầu, một người đàn ông quý tộc đã có tuổi tên là Don Quixote bị ám ảnh bởi những câu chuyện huyền thoại về chàng hiệp sĩ thời xưa bước ra sân khấu. Người đàn ông ngốc nghếch đã dùng trí tưởng tượng của mình để biến bản thân trở thành một chàng hiệp sĩ dũng cảm. Ông tưởng tượng mình đang đi giải cứu người đẹp tên là Dulcinea. Looking for similar content? Read our take on slot thailand. Ông coi người hầu của mình, Sancho Panza là một lính hộ vệ trung thành và họ cùng nhau lên đường. Đông-ki-sốt chiến đấu với những kẻ thù tưởng tượng mà ông nhìn thấy khắp nơi, đó là những con rối và những cối xay gió.
Vai Don Quixote thường được một vũ công đã có tuổi đảm nhận. Nhân vật chính trong chuyện Don Quixote và “hộ vệ” Sancho Panza thực chất không phải trọng tâm của vở múa. Những màn múa đẹp nhất được biểu diễn bởi cặp đôi Kitri và Basilio, những nhân vật phụ trong truyện.
Thái Linh
(Nguồn Internet)