Home / Kinh nghiệm du lịch / những địa điểm lý tưởng mà bạn nên chọn cho chuyến du lịch tết này

những địa điểm lý tưởng mà bạn nên chọn cho chuyến du lịch tết này

Tết Nguyên Đán này bạn đã có kế hoạch đi du lịch ở đâu để “refresh” sau những ngày bận rộn chuẩn bị, lau dọn nhà cửa và ngập chìm trong đồ ăn chưa. Ở trong và ngoài nước có rất nhiều địa điểm du lịch đẹp và độc đáo đang chờ đón bạn đến khám phá vào Tết âm năm nay đấy!

Hãy cùng xem ngày Tết Nguyên Đán ở những địa điểm này có gì độc đáo và khác biệt so với cái Tết mà bạn đang được trải nghiệm tại quê hương không nhé!

Mục Lục

I. Địa điểm du lịch Tết Nguyên Đán ở trong nước

1. Địa điểm du lịch Tết âm ở miền Bắc
+ Sapa
Sapa là một địa điểm được rất nhiều người lựa chọn để đi chơi vào dịp Tết Nguyên Đán. Ngoài có không khí se lạnh và cảnh quan xinh đẹp, Sapa còn có rất nhiều thứ đặc sắc chỉ có vào dịp Tết mà chắc chắn bạn không thể tìm thấy ở nơi nào khác.

Nếu đi Sapa vào dịp Tết, bạn sẽ được chứng kiến một không khí Tết mang đậm chất cổ truyền. Vào ngày Tết, đi đâu bạn cũng được chào đón nhiệt tình. Dưới làn khói mờ mờ, thơm dịu của lớp khói tỏa ra từ những căn nhà sàn là những chiếc bánh chưng đen còn nóng hổi, những nắm xôi ngũ sắc đã bắt đầu chín mềm chuẩn bị được dọn lên đĩa, và cạnh đó là ánh mắt có phần “thèm thuồng” của những em bé người Mông, người Tày… đang chờ mẹ thắp hương xong để được thưởng thức thứ đặc sản mà gần như chỉ có vào dịp Tết chúng mới có cơ hội được ăn.

Tết Nguyên Đán ở Sapa là ngày lũ trẻ con được diện những bộ quần áo mới và đẹp nhất trong năm
Tết Nguyên Đán ở Sapa là ngày lũ trẻ con được diện những bộ quần áo mới và đẹp nhất trong năm

Nếu ai bảo đi Sapa dịp Tết buồn lắm thì nên nghĩ lại đi nhé! Tết Nguyên Đán ở Sapa lúc nào cũng có pháo nổ đì đoàng, tiếng trẻ con cười lanh lảnh ngoài đường, tiếng người ta đi lại, chúc tụng nhau rộn rã. Nếu bạn muốn có một cái Tết nhẹ nhàng, rảnh rang hơn thì chỉ cần “đóng đô” ở các quán cafe, quán lẩu, quán nướng thôi là cũng đã cảm thấy rộn rã và vui vẻ cả ngày rồi.

Bánh chưng đen - thứ đặc sản không thể thiếu trong ngày Tết ở Sapa
Bánh chưng đen – thứ đặc sản không thể thiếu trong ngày Tết ở Sapa

Ngoài ra, Sapa dịp Tết còn có rất nhiều lễ hội độc đáo như hội Roóng Poọc của người Giáy được tổ chức ngày Thìn, tháng Giêng âm lịch và ở vùng thung lũng Mường Hoa; Hội Gầu Tào của người Mông được tổ chức vào ngày 11 tháng giêng âm lịch hàng năm để cầu phúc và cầu mệnh; Lễ Tết nhảy được tổ chức vào mùng 1, mùng 2 tết âm lịch và là lễ hội truyền thống của người Dao ở Tả Van; Lễ hội xuống đồng diễn ra ở xã Bản Hồ vào ngày 8 tết hàng năm.

Ngần ấy thứ ở Sapa có lẽ là quá đủ để bạn trải nghiệm trong khoảng 3 – 4  ngày nghỉ Tết rồi. Hãy đến và cảm nhận một không khí Tết thật khác biệt và độc đáo ở Sapa các bạn nhé!

+ Hà Giang

Bạn có muốn trải nghiệm cảm giác ăn Tết ở nơi địa đầu của Tổ Quốc không? Nếu có thì hãy đến với Hà Giang dịp Tết Nguyên Đán này nhé, có rất nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn ở mảnh đất xinh đẹp này đấy!

Điều thú vị thứ nhất là cảnh sắc thiên nhiên. Dịp Tết Nguyên Đán là thời khắc hoa đào, hoa mận nở rộ ở Hà Giang. Sắc hoa nhuộm thắm cả một vùng trời khiến bạn luôn có cảm giác ấm áp và hạnh phúc dù đang ở trong thời tiết giá lạnh.

Tết ở Hà Giang đến là khi những bông hoa đào, hoa mận bắt đầu nở bung rực rỡ trên núi rừng
Tết ở Hà Giang đến là khi những bông hoa đào, hoa mận bắt đầu nở bung rực rỡ trên núi rừng

Điều thú vị thứ hai là không khí Tết. Không khí Tết ở Hà Giang rất khác với không khí Tết mà bạn đã được trải qua những năm về trước. Cho dù Tết của những đồng bào nơi đây không được quá no đủ, sung túc nhưng lại rất rộn rã và đậm chất truyền thống với những món ăn được chế biến từ nguyên liệu tinh khôi của núi rừng. Nào măng, nào nấm, thịt trâu gác bếp, lợn cắp nách, thắng cố, xôi nếp nương… chỉ bấy nhiêu thôi cũng quá hấp dẫn và lôi cuốn những vị khách ở phương xa đến chung vui với người Hà Giang dịp Tết âm lịch này rồi phải không nào?

Xôi ngũ sắc - món ăn cổ truyền của các dân tộc ở Hà Giang vào ngày Tết
Xôi ngũ sắc – món ăn cổ truyền của các dân tộc ở Hà Giang vào ngày Tết

+ Mộc Châu

Bạn đã bao giờ được chứng kiến cảnh những ngôi nhà sàn nằm lọt thỏm giữa một thung lũng hoa mận, hoa mơ trắng xóa chưa? Đó chính xác là khung cảnh của Mộc Châu vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán đấy.

Tất nhiên, Mộc Châu cũng không thiếu hoa đào, nhưng hoa mơ, hoa mận ở đây nhiều đến nỗi làm người ta phải choáng ngợp và phấn khích mất rồi.

Tết đến, Mộc Châu cuốn hút khách du lịch bằng những thung lũng hoa mận trắng muốt đẹp tuyệt trần
Tết đến, Mộc Châu cuốn hút khách du lịch bằng những thung lũng hoa mận trắng muốt đẹp tuyệt trần

Mộc Châu cũng là một địa điểm ở vùng cao, nhưng lại không quá hoang sơ như Sapa hay Hà Giang. Người dân tộc ở đây biết làm kinh tế giỏi nên cái Tết của họ cũng có phần sung túc hơn. Đừng thấy lạ khi bạn ghé chơi nhà ai đó dịp Tết, họ sẵn sàng xuống bếp mổ lợn đãi khách và nhất mực giữ bạn ở lại dùng bữa với gia đình, dù cho lúc đó có là mấy giờ đi chăng nữa.

Sự hiếu khách, mộc mạc của người dân Mộc Châu cùng với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp chính là điểm lôi cuốn du khách đến với cao nguyên xinh đẹp này nhân dịp Tết Nguyên Đán.

+ Hà Nội

Hà Nội có lẽ là điểm đến hấp dẫn nhất vào dịp Tết Nguyên Đán ở miền Bắc đối với những người dân ở nơi khác. Nếu như Tết ở vùng cao có hoa đào, hoa mận, những món ăn đặc sản độc đáo thì người ta lại thích cái Tết ở Hà Nội vì những nét thanh tao và vì được ghé thăm những ngôi chùa nổi tiếng nhất vùng Kinh Kỳ.
Người dân Hà Nội thường có thói quen đi lễ chùa vào 3 ngày Tết Nguyên Đán
Người dân Hà Nội thường có thói quen đi lễ chùa vào 3 ngày Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán ở Hà Nội có lẽ là thời điểm “vắng vẻ” nhất trong năm. Đường sá rộng rãi, không khí se lạnh càng thôi thúc người ta ra đường đi chơi, đi lễ chùa vào dịp đầu năm.

Nếu đến Hà Nội dịp Tết, bạn đừng quên thử ô mai – thức quà tinh tế của người Hà Nội, cũng đừng quên đi lễ Đền Ngọc Sơn, Chùa Quán Sứ, chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh, Phủ Tây Hồ… Đó là những nơi mà không khí Tết ở Hà Nội được thể hiện rõ nét nhất đó các bạn ạ!

2. Địa điểm du lịch Tết âm ở miền Trung

+ Đà Nẵng
Nếu bạn không thích trải nghiệm không khí Tết ở một nơi có nhiệt độ thấp như miền Bắc thì có lẽ Đà Nẵng là nơi bạn nên đến nhất ở miền Trung vào dịp Tết Nguyên Đán này.

Không khí Tết ở Đà Nẵng cũng không khác quá nhiều so với Hà Nội, điểm khác biệt lớn nhất có lẽ là thời tiết và nhiệt độ mà thôi. Nhưng cũng chính vì nhiệt độ ấm áp nên bạn có thể thoải mải trải nghiệm những hoạt động thú vị ngày Tết ở Đà Nẵng như viếng chùa Linh Ứng, đi chơi ở Bà Nà Hills, ngắm đường hoa ở bờ Tây sông Hàn hay đi xe xuống Hội An để trải nghiệm một không khí Tết cực lung linh và huyền ảo.

+ Nha Trang

Nha Trang cũng là một địa điểm “tránh rét” dịp Tết khá tuyệt vời. Với nhiệt độ ấm áp, bạn có thể tắm biển, trải nghiệm các hoạt động thú vị ở Vinpearl Land Nha Trang, lặn ngắm san hô hay thưởng thức những món hải sản thơm ngon tuyệt vời ở Nha Trang.

+ Huế

Huế là vùng đất của cố đô, của những ngôi chùa cổ nổi tiếng nên nếu là một người yêu thích những nét hoài cổ và một cái Tết truyền thống đúng chuẩn, bạn nên ghé thăm Huế vào dịp Tết Nguyên Đán.
Không khí Tết ở Huế
Không khí Tết ở Huế

Ngày Tết ở Huế không chỉ có đèn lồng, có hoa giăng rực rỡ khắp các con đường, mà còn có mùi nhang thoang thoảng từ chùa Thiên Mụ, chùa Từ Đàm, chùa Diệu Đế… cùng những tiếng chuông ngân vang khiến tâm hồn ta thanh thản một cách lạ kỳ.

Nếu đến Huế vào đúng mùng 2 Tết, bạn còn được tham dự lễ hội đua ghe độc đáo. Ngoài ra còn rất nhiều lễ hội truyền thống khác ở Huế mà bạn nên đến tham dự như Lễ hội cầu ngư ở thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc) và ở Thuận An (huyện Phú Vang), lễ hội đu tiên ở Điền Hòa (huyện Phong Điền) và thị trấn Sịa, xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền); hội vật làng Sình (huyện Phú Vang) và lễ hội vật làng Thủ Lễ ở thị trấn Sịa; lễ hội đền Huyền Trân ở phường An Tây, TP Huế…

+ Đà Lạt

Đến Đà Lạt dịp Tết Nguyên Đán, bạn sẽ được “đắm chìm” trong vị ngọt của những loại hoa quả sấy dẻo, được chụp ảnh “cháy máy” với sắc hoa rực rỡ ở khắp muôn nơi và được thưởng thức cả cái không khí se lạnh thật khác biệt của nơi núi rừng cao nguyên ấy.
Đà Lạt là một địa điểm tuyệt vời để đi chơi vào dịp Tết Nguyên Đán
Đà Lạt là một địa điểm tuyệt vời để đi chơi vào dịp Tết Nguyên Đán

Phải nói rằng, Đà Lạt có lẽ là nơi hội tụ đầy đủ nhất những điều mà người ta thích vào dịp Tết: không khí se lạnh, đồ ăn ngon và phong cảnh đẹp. Chắc cũng vì lẽ đó mà Đà Lạt luôn luôn là một trong những điểm đến hàng đầu vào dịp Tết Nguyên Đán của người dân trên khắp mọi miền tổ quốc Việt Nam.

3. Địa điểm du lịch Tết âm ở miền Nam

+ Sài Gòn
Nếu như ngày thường, Sài Gòn lúc nào cũng đông đúc, tấp nập, khói xe, bụi đường giăng khắp muôn ngả thì vào ngày Tết, nơi đây như biến thành một vùng đất khác vậy.
Người Sài Gòn ăn vận thoải mái và rực rỡ để chào đón Tết Nguyên Đán
Người Sài Gòn ăn vận thoải mái và rực rỡ để chào đón Tết Nguyên Đán
Nhìn thấy áo dài đỏ là biết ngay Tết đã về tới Sài Gòn
Nhìn thấy áo dài đỏ là biết ngay Tết đã về tới Sài Gòn

Vào ngày Tết Nguyên Đán, Sài Gòn cũng vắng như Hà Nội vậy. Nhưng vắng ở đây không có nghĩa là im lìm, buồn tẻ đâu nhé! Nếu như ngày Tết ở Hà Nội, trời hay mưa lâm thâm và se lạnh thì ở Sài Gòn lại hoàn toàn khác, không khí ấm áp vô cùng. Đây chính là thời tiết lý tưởng để ai ai cũng diện những bộ đồ đẹp đẽ, rực rỡ nhất rồi xuống phố du xuân, ngắm cảnh.

Nét phóng khoáng của những con người Sài Thành hòa với khung cảnh rực rỡ sắc xuân chắc chắc sẽ tạo nên những ấn tượng tuyệt vời với những du khách từ phương xa đến.

+ Phú Quốc

Đi Phú Quốc vào dịp Tết Nguyên Đán là một sự lựa chọn vô cùng sáng suốt đấy nhé. Thứ nhất là ở đây có khí hậu ấm áp, thứ hai là có nhiều thứ để chơi, thứ 3 là Tết Nguyên Đán cũng là lúc thời tiết ở Phú Quốc đẹp nhất trong năm, sóng yên, biển lặng nên bạn làm gì cũng thú vị hết.

+ Phú Yên

Điểm đặc sắc nhất của Phú Yên vào dịp Tết Nguyên Đán chính là lễ hội. Chao ôi, cái xứ gì đâu mà nhiều lễ hội ngày Tết đến như thế. Nào là lễ hội truyền thống vào sáng sớm mùng 6 Tết, hai bên bờ sông Tam Giang tưng bừng người chen chân, háo hức chờ mong những cuộc thi lắc thúng chai, bắt vịt, câu cá, leo cột, đập ấm, kéo co; nào là lễ hội chèo thuyền vào sáng mùng 7 Tết; mùng 8 Tết thì có lễ hội dâng hương đập Đồng Cam; đến mùng 9 lại tiếp diễn với lễ hội lễ hội đua ngựa Gò Thì Phùng; mùng 10 thì lễ hội chùa Đá Trắng; rằm tháng giêng thì có đêm hội thơ Nguyên tiêu trên núi Nhạn… Ôi thôi chắc là chẳng kể hết nổi.

+ Vũng Tàu

Thực ra Vũng Tàu là một điểm du lịch ngày Tết phù hợp hơn đối với những du khách ở miền Nam. Sau khi đến thăm bà con họ hàng và đi lễ chùa, người dân miền Nam thường ra Vũng Tàu để tắm biển và nghỉ ngơi lấy lại sức khỏe sau những ngày Tết chìm ngập trong đồ ăn, bia rượu.
Người dân miền Nam thường đi chơi Tết ở Vũng Tàu sau khi đã tới chúc Tết họ hàng và bạn bè
Người dân miền Nam thường đi chơi Tết ở Vũng Tàu sau khi đã tới chúc Tết họ hàng và bạn bè

Nếu bạn ở miền Bắc thì nên chọn những điểm đến gần hơn nhé, vì ngày Tết ở Vũng Tàu thực sự rất đông khách du lịch, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn một chút cảm giác mệt mỏi đấy.

II. Địa điểm du lịch Tết Nguyên Đán ở nước ngoài

1. Địa điểm du lịch Tết âm ở châu Á
+ Đài Loan
Đài Loan là đất nước có ngày Tết Nguyên Đán trùng với Tết Nguyên Đán của nước ta. Về phong tục tập quán đón Tết của 2 nước có nhiều điểm giống nhau, như đều có ngày Tết Ông Công Ông Táo, dọn dẹp, trang trí nhà cửa, đi chùa, cúng đêm giao thừa…
Đường phố Đài Loan được trang hoàng rực rỡ mỗi dịp Tết đến xuân về
Đường phố Đài Loan được trang hoàng rực rỡ mỗi dịp Tết đến xuân về

Một điểm giống nhau nữa là thời tiết. Vào những ngày Tết Nguyên Đán, nhiệt độ ở Đài Loan khoảng 10 – 15 độ C, khá giống với thời tiết ở Hà Nội những ngày Tết. Tuy nhiên, ở Đài Loan ngày Tết có 2 điều thú vị mà du khách rất thích vào ngày Tết, đó là tục lệ thả đèn trời và đốt pháo, pháo hoa.

Lễ hội thả đèn trời được tổ chức ở Bình Khê, với mục đích cầu mong những điều tốt đẹp trong năm mới. Còn lễ hội đốt pháo được tổ chức ở Diêm Thủy – Đài Nam và một vài nơi khác ở Đài Đông. Tục lệ đốt pháo có mục đích xua đuổi những điều đen đủi, xấu xa của năm cũ và chào đón những điều tốt đẹp hơn trong năm mới.

+ Nhật Bản

Khác với nước ta, ở Nhật Bản, ngày Tết cổ truyền chính là Tết Tây hay Tết Dương Lịch, nó còn có tên gọi khác là lễ hội Oshougatsu.
Không khí vui vẻ và cảnh quan rực rỡ ở Nhật Bản vào dịp Tết
Không khí vui vẻ và cảnh quan rực rỡ ở Nhật Bản vào dịp Tết

Vào ngày này, người Nhật sẽ dọn dẹp và trang trí nhà cửa thật lộng lẫy, sau đó treo Shimenawa (Cây Nêu theo quan niệm của người Nhật) trước cửa để đón thần linh, những điều may mắn và xua đuổi tà ma. Người Nhật cũng có tục lệ thờ cúng tổ tiên vào ngày Tết như chúng ta nữa.

Shimenawa - Cây nêu theo quan niệm của người Nhật
Shimenawa – Cây nêu theo quan niệm của người Nhật

Người Nhật cũng rất thích đi chùa và ăn uống vào dịp Tết. Nếu đến Nhật Bản vào đúng ngày Tết, bạn sẽ thấy các ngôi chùa lúc nào cũng đông đúc người đến thắp hương. Ngoài ra, họ cũng tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, lễ hội vào ngày Tết như lễ hội thả diều Takoage, đánh cầu lông Hanetsuki, chơi quay Komamawashi…

Ngoài ra, dịp Tết cũng là lúc hoa anh đào bắt đầu nở ở Nhật Bản, bạn có thể vừa tranh thủ đi khám phá phong tục ngày lễ của người Nhật và dạo chơi, chụp ảnh tại những con đường phủ kín hoa anh đào tại thành phố Tokyo.

+ Hàn Quốc

Cũng giống như chúng ta, người Hàn Quốc có 2 ngày Tết là Tết dương lịch và Tết âm lịch (Tết truyền thống).

Vào ngày Tết âm lịch, tất cả người Hàn Quốc đều mặc những bộ Hanbok truyền thống, sau đó quây quần bên gia đình đề trò chuyện, ăn uống và hành lễ trước tổ tiên.

Về cơ bản, phong tục ngày Tết ở Hàn Quốc cũng khá giống với Việt Nam. Vào đêm giao thừa, người Hàn Quốc cũng làm một mâm cơm cúng tổ tiên, sau đó lì xì cho nhau và đi thắp hương tại chùa.

Những em bé Hàn Quốc sẽ được mặc Hanbok để làm lễ cùng gia đình
Những em bé Hàn Quốc sẽ được mặc Hanbok để làm lễ cùng gia đình

Vào ngày đầu tiên của năm mới, mọi người sẽ đi chúc Tết họ hàng, bạn bè, sau đó đi du xuân và vui chơi tại các khu vui chơi trong thành phố.

Nếu đi Hàn Quốc vào dịp Tết, bạn hãy ghé thăm các khu công viên để xem bọn trẻ chơi trò chơi dân gian truyền thống. Bạn cũng có thể thử sức mình với bộ môn trượt tuyết hay leo núi, vì thông thường dịp Tết ở Hàn Quốc, không khí rất lạnh, và nhiệt độ trung bình cũng chỉ khoảng (-8) độ C mà thôi.

+ Campuchia

Nhiều người nghĩ rằng Campuchia là đất nước gần với Việt Nam nên họ cũng sẽ đón Tết Nguyên Đán trùng với ngày Tết của người Việt, tuy nhiên đó là một quan niệm sai lầm.

Tết của người Campuchia còn có tên gọi khác là ngày Chol Chnam Thmay, diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch và kéo dài trong 3 ngày. Trong 3 ngày Tết, việc đầu tiên họ làm là đi lễ chùa, sau đó ra đường và tham gia lễ hội té nước và bôi bột màu.

Người Campuchia và lễ hội té nước dịp Tết
Người Campuchia và lễ hội té nước dịp Tết

Trong ngày Tết, bạn cũng sẽ được tận mắt chứng kiến điệu múa Apsara quyến rũ ở khắp mọi nơi, cùng với đó là các hoạt động chào đón ngày lễ hội lớn nhất trong năm như ca hát, kịch nói, các lễ hội và trò chơi dân gian.

Nếu bạn muốn đi du lịch Campuchia vào đúng ngày Tết của họ thì nhớ là đi vào giữa tháng 4 dương lịch nhé! Còn nếu đi vào ngày Tết Nguyên Đán của Việt Nam thì sẽ vào ngày thường của người Campuchia, bạn sẽ chỉ được tham quan những hoạt động du lịch thường ngày mà thôi.

+ Singapore

Singapore có tới hơn một nửa dân số là người Trung Quốc, vì thế họ cũng đón Tết cổ truyền (Tết Nguyên Đán) giống như người Việt Nam.

Trong phong tục ngày Tết của Singapore, điểm độc đáo nhất là múa lân và Lễ hội mùa xuân. Vào ngày Tết, các chú lân sẽ diễu hành trên khắp các con đường ở Singapore từ sáng đến tối, còn Lễ hội mùa xuân sẽ bao gồm 3 hoạt động chính là Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay.

Trẻ em Singapore sẽ được nhận phong bao lì xì rực rỡ trong năm mới
Trẻ em Singapore sẽ được nhận phong bao lì xì rực rỡ trong năm mới

Lễ hội hoa đăng thường được diễn ra trước ngày Tết cổ truyền. Vào ngày này, hàng ngàn hoa đăng với hình 12 con giáp được thả xuống sông ở khu Chinatown để cầu mong những điều tốt đẹp trong năm mới.

Lễ hội Singapore River Hongbao thường được tổ chức ở công viên Esplanade với rất nhiều trò chơi, hoạt động thú vị dành cho trẻ em như bắn pháo hoa, cuộc thi viết thư pháp, làm món ăn Singapore truyền thống và hàng loạt các trò chơi dân gian cổ truyền.

Lễ hội Đường phố Chingay bắt đầu diễn ra từ ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina và kết thúc vào ngày rằm tháng Giêng cũng là kết thúc tết. Tên gọi Chingay theo tiếng Hoa có nghĩa là “nghệ thuật trang phục và hoá trang”.

Nếu đi du lịch Singapore vào Tết Nguyên Đán, bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm và khám phá những phong tục, tập quán hết sức độc đáo của người Singapore ở trên.

+ Thái Lan

Ở Thái Lan, ngày Tết cổ truyền của họ cũng chính là ngày sinh nhật của Đức Phật, chính là vào ngày 13/4 dương lịch hàng năm, và kéo dài 3 ngày, đến ngày 15/4 dương lịch là chính thức kết thúc Tết.

Vào dịp Tết, người Thái Lan sẽ dọn dẹp, trang trí nhà cửa, sau đó nấu cơm, bày biện thức ăn để dâng lên chùa làm lễ. Sau khi làm lễ xong, người Thái sẽ dùng nước thơm lau tượng Phật để tỏ lòng thành kính và cầu mong những điều may mắn trong năm mới.

Ngày Tết ở Thái Lan cũng vô cùng rực rỡ
Ngày Tết ở Thái Lan cũng vô cùng rực rỡ

Ngày Tết cũng là ngày diễn ra lễ hội té nước nổi tiếng của người Thái Lan. Vào lễ hội té nước, mọi người sẽ dùng tất cả những vật dụng có thể chứa nước để múc nước và tạt vào người nhau. Theo quan niệm của người Thái, ai tạt được càng nhiều nước thì trong năm mới, người đó sẽ gặp được càng nhiều điều may mắn.

Du khách Việt Nam thường sang Thái Lan vào ngày Tết Nguyên Đán để đi lễ chùa và cầu mong những điều may mắn ở các ngôi chùa nổi tiếng của Thái Lan. Còn nếu bạn muốn khám phá phong tục ngày Tết truyền thống của Thái Lan thì hãy đi vào ngày 13, 14, 15/4 dương lịch hàng năm nhé!

+ Hong Kong

Ngày Tết truyền thống của người Hong Kong cũng trùng với ngày Tết Nguyên Đán của người Việt Nam mình.
Tết Nguyên Đán ở Hồng Kông cũng trùng với Tết ở Việt Nam
Tết Nguyên Đán ở Hồng Kông cũng trùng với Tết ở Việt Nam

Vào ngày Tết, rất nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc của người Hong Kong được tổ chức như:

  • Lễ hội diễu hành vào mùng 1 Tết: Tối mùng 1 Tết, tất cả người dân Hong Kong sẽ xuống đường diễu hành chào đón năm mới. Ngoài diễu hành, họ còn tổ chức ca nhạc, tạp kỹ, nhảy nhót… tạo thành một không gian hoạt náo vô cùng ấn tượng.
  • Lễ hội bắn pháo hoa vào mùng 2 Tết: Vào tối ngày mùng 2 Tết, tại cảng Victoria, Hong Kong sẽ diễn ra màn bắn pháo hoa lớn và đẹp nhất Thế Giới kéo dài tới 30 phút.
  • Lễ hội đua ngựa vào mùng 3 Tết: Vào ngày mồng 3 Tết, người dân Hồng Kông sẽ đến trường đua và xem đua ngựa. Đây là một sự kiện đặc biệt với những màn đua ngựa, múa lân và trình diễn nghệ thuật. Người tham gia sẽ đặt cược cho những chú ngựa mà họ yêu thích để hi vọng bản thân sẽ có một năm mới tràn ngập may mắn.

Ngoài ra, vào những ngày Tết, người dân Hong Kong cũng rất thích đi chùa và tham gia Lễ hội đèn lồng mùa xuân, cùng nhau làm những chiếc đèn lồng đủ hình dáng sau đó vào 6h30 phút tối, tất cả được thả xuống sông để cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới.

+ Myanmar

Ngày Tết truyền thống của người Myanmar diễn ra từ ngày 13 đến 17/4 dương lịch hàng năm, trùng với lễ phục sinh của người phương Tây.

Tết của người Myanmar còn được gọi với tên khác là ngày Thingyan, và cũng có những phong tục gần giống với Tết của người Campuchia hay Thái Lan như dâng lễ phật, lau tượng phật và lễ hội té nước truyền thống.

+ Lào

Tết truyền thống của Lào hay còn được gọi là lễ Bunpimay, diễn ra vào ngày 13, 14 và 15/4 dương lịch hàng năm (trùng với Tết cổ truyền của người Campuchia).
Tết ở Lào cũng cực vui nhộn với lễ hội té nước
Tết ở Lào cũng cực vui nhộn với lễ hội té nước

Lễ hội Bunpimay với ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Vào những ngày này, mọi người thường té nước vào nhau để chúc phúc, cầu mong mưa thuận gió hoà, cầu cho một năm mới ấm no, hạnh phúc.

+ Malaysia

Người Malaysia đón Tết cổ truyền trùng với Tết âm lịch của người Việt Nam, nhưng họ gọi ngày Tết này là Chinese New Year.

Ngoài các hoạt động truyền thống như mua sắm, lau dọn nhà cửa, đi lễ chùa thì múa lân sư và pháo hoa là hai hoạt động độc đáo thu hút khách du lịch đến với Malaysia vào ngày Tết truyền thống.

Nếu đến Malaysia vào Tết Nguyên Đán, bạn sẽ được chứng kiến lễ hội pháo hoa sẽ được tổ chức tại tòa tháp đôi Petronas, với những màn bắn pháo hoa rực rỡ kéo dài khoảng 15 phút chắc chắn sẽ làm bạn choáng ngợp.

2. Địa điểm du lịch Tết âm ở nước ngoài khác

+ Châu Âu

+ Bali

+ Dubai

+ Mỹ

Trên đây là những điểm du lịch dịp Tết Nguyên Đán (Tết âm) ở trong và ngoài nước được tìm kiếm và yêu thích nhiều nhất. Các bạn hãy inbox ngay cho vntour để được tư vấn một tour du lịch Tết thật hợp lý và thú vị nhé!

Check Also

Tour Cắm Trại Hồ Tuyền Lâm Kết Hợp Chèo SUP Đà Lạt 2 Ngày 1 Đêm

INTOUR GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH TOUR CẮM TRẠI HỒ TUYỀN LÂM KẾT HỢP CHÈO SUP …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *