Home / Nghệ Sĩ / 10 vũ công tài năng nhất thế kỷ XX

10 vũ công tài năng nhất thế kỷ XX

Nghệ thuật nhảy múa là hình thức biểu cảm duy nhất sử dụng ngôn ngữ cơ thể để truyền cảm hứng cho người xem. Nhưng ai là người mang lại giá trị đích thực trong làng múa thế giới?

Từ ballet cổ điển tới các hình thức đương đại, từ nhảy hip-hop đến khiêu vũ salsa, và từ phong cách phương Đông đến điệu nhảy flamenco, samba, múa ngày càng thu hút nhiều người tham gia. Sau đây là danh sách 10 vũ công vĩ đại nhất của thế kỷ XX, những người có sức ảnh hưởng lớn trên toàn cầu.

10. Vaslav Nijinsky

Vaslav Nijinsky là một trong những nam vũ công ba lê tài năng nhất trong lịch sử, thậm chí có thể xếp là người thành công nhất từ trước đến nay. Đáng tiếc là vẻ đẹp những điệu máy của Nijinsky không còn hiện hữu trên thế giới.

Không một ai trong số những người đã từng được tận mắt chứng kiến Nijinsky biểu diễn còn sống đến ngày nay. Và không có bất cứ một thước phim nào về anh tồn tại. Chúng ta chỉ còn có thể hình dung về một Nijinsky trên sân khấu qua những bức ảnh chụp còn lưu lại và mô tả của những người đã từng xem anh múa: “anh nhảy lên rồi dừng lại trong không khí trước khi tiếp đất”.

Nijinsky thường phối hợp cùng nữ diễn viên múa ba lê huyền thoại Anna Pavlova. Sau đó ông hợp tác với Tamara Karsavina, người sáng lập Viện Nhảy Hoàng gia London. Ông và Karsavina được gọi là “nghệ sĩ chuẩn mực nhất của thời gian”.

Anna Pavlova và Vaslav Nijinsky trong vở Ballets ” Le Pavillon d’Armide”

Nijinsky nghỉ hưu vào năm 1919, lúc ông mới 29 tuổi. Được biết, ông rời khỏi sân khấu do suy nhược thần kinh, và ông cũng được chẩn đoán bị tâm thần phân liệt. Nijinsky đã dành những năm cuối đời trong bệnh viện và nhà thương tâm thần. Nijinsky qua đời tại London vào ngày 08 tháng 4 năm 1950.

9. Martha Graham

Martha Graham sinh ngày 11/5/1894 tại Pennsylvania, Mỹ và mất ngày 1/4/1991. Martha Graham được coi là người tiên phong hàng đầu của nghệ thuật múa đương đại. Bà đã sáng tạo ra những kỹ thuật múa hiện đại, dàn dựng hơn 150 tác phẩm trong suốt cuộc đời và có tác động lớn tới nghệ thuật múa đương đại.

Kỹ thuật đi chệch với ba lê cổ điển của bà và việc sử dụng các chuyển động cơ thể độc đáo như co lại, mở ra, và xoắn ốc đã tạo ảnh hưởng sâu sắc tới nghệ thuật múa thế giới. Những điệu múa của bà chịu ảnh hưởng từ âm nhạc của Stravinsky, hội họa của Picasso, kiến trúc của Frank Lloyd Wright.

Martha Graham

Graham là một nghệ sĩ kiên cường, một biên đạo múa có những bước di chuyển đáng kinh ngạc. Bà đã phát minh ngôn ngữ chuyển động, và sử dụng chúng để bộc lộ niềm đam mê. Suốt 70 năm, bà gắn bó với nghệ thuật múa. Trong suốt thời gian đó, bà vinh dự là vũ công đầu tiên biểu diễn tại Nhà Trắng.

Bà vẫn nhảy vào những năm 60 nhưng rượu chính là thủ phạm khiến cơ thể bà suy yếu, những điệu nhảy không còn uyển chuyển nữa. Sau khi bị chỉ trích không lâu, bà đã giải nghệ. Sức khỏe của Graham ngày một thuyên giảm vì rượu. Bà qua đời vào ngày 1/4/1991.

Năm 1998, bà được tạp chí TIME tặng danh hiệu “Vũ công của thế kỷ”. Bà nằm trong danh sách “Những biểu tượng của thế kỷ” do tạp chí People bình chọn. Tổng thống Grerald R.Ford năm 1976 đã ưu ái gọi bà là “Một kho báu quốc gia”.

8. Josephine Baker

Mặc dù Josephine Baker chủ yếu liên quan tới nhạc Jazz, bà vẫn có tầm ảnh hưởng tới các nghệ sĩ trẻ ngày nay.

Nhiều thập kỷ trước khi xuất hiện những tên tuổi lừng danh như: Madonna, Beyonce, Janet Jackson, Britney Spears và Jennifer Lopez, thế giới đã có Josephine Baker, một nghệ sĩ gốc Phi nổi tiếng thế giới đầu tiên. Josephine đến Paris vào năm 192, xuất hiện trong La Revue Nègre. Bà đã gây ấn tượng lớn trong lòng khán giả Pháp với sức quyến rũ kỳ lạ và tài năng của bản thân, tạo thành một sự kết hợp hoàn hảo.

Josephine Baker (1906-1975)

Bà đã biểu diễn ở Folies Bergere những năm sau đó, và đây chính là nơi tạo nên thành công cho sự nghiệp của bà. Josephine xuất hiện với bộ váy làm bằng chuối, và gây ấn tượng mạnh trước đám đông với phong cách nhảy cuốn hút. Josephine Baker đã đáp lại tình cảm của người dân Pháp, trở thành một công dân Pháp vào năm 1937.

Ở Pháp, bà không nhận thấy sự kỳ thị chủng tộc phổ biến như ở Mỹ vào thời điểm đó. Gần cuối đời mình, Josephine Baker hy vọng sẽ tạo ra một “ngôi làng thế giới” bằng chính tài sản của bà ở Pháp, nhưng kế hoạch sụp đổ do tình hình tài chính khó khăn. Để gây quỹ, bà đã trở lại sân khấu. Sự trở lại này dù ngắn ngủi nhưng tiếp tục mang lại thành công cho bà trên sân khấu Broadway trong những năm 1970, và vào năm 1975, bà mở một chương trình hồi tưởng quá khứ ở Paris. Bà qua đời cùng năm do bị xuất huyết não, một tuần sau khi chương trình diễn ra.

7. Gene Kelly

Gene Kelly là một trong những ngôi sao lớn nhất và người sáng tạo vĩ đại nhất trong thời kỳ vàng son của nhạc kịch Hollywood. Kelly được coi là người có phong cách riêng, kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau để nhảy, trong đó có nhảy hiện đại, múa ba lê, và những hình thức khác.

Gene Kelly

Kelly mang những điệu nhảy đến nhà hát, sử dụng từng milimet diện tích để thiết lập các điệu nhảy cho mình, tận dụng mọi góc cạnh mà camera quét qua để thoát khỏi giới hạn hai chiều của bộ phim. Bằng cách làm này, ông đã thay đổi cách nghĩ về máy quay phim, khiến nó trở thành một công cụ hữu hiệu được nhiều vũ công sử dụng. Di sản của Kelly đã thâm nhập vào ngành công nghiệp video âm nhạc, làm nên thành công cho các ca sĩ trẻ sau này.

6. Sylvie Guillem

Ở độ tuổi 48, Sylvie Guillem tiếp tục thách thức quy luật của múa ba lê – và trọng lực. Guillem đã làm thay đổi bộ mặt của ba lê với những món quà đặc biệt của mình, mà bà đã luôn sử dụng với trí thông minh, tính toàn vẹn và sự nhạy cảm của bản thân. Tính tò mò tự nhiên và lòng can đảm đã dẫn bà đến con đường táo bạo, vượt ra ngoài ranh giới thông thường của ba lê cổ điển.

Sylvie Guillem

Thay vì sử dụng toàn bộ sự nghiệp của mình cho những tác phẩm “an toàn”, bà đã sự lựa chọn con đường mạo hiểm để biểu diễn tại nhà hát Paris như “Raymonda”, hoặc đột phá như tác phẩm “In The Middle Elevated” của Forsythe. Hầu như không có vũ công nào khác dám phạm vi như vậy. Đó là điều tất nhiên khiến bà trở thành hình mẫu cho hầu hết các vũ công trên thế giới. Như Maria Callas trong thế giới opera, Guillem đã tái định hình các hình ảnh ba lê phổ biến.

5. Michael Jackson

Chắc hẳn ít ai sinh ra trong thế kỷ 20 và đầu 21 lại không biết đến Michael Jackson – ông hoàng nhạc pop. Jackson còn là người sáng tạo nên các video âm nhạc độc đáo và có điệu nhảy đỉnh cao cho nhạc pop hiện đại. Những bước di chuyển của Jackson không ngừng cuốn hút người xem, trở thành chuẩn mực cho làng nhạc pop và hip-hop. Biểu tượng nhạc pop hiện đại như Justin Bieber, Usher và Justin Timberlake thừa nhận, họ đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi phong cách của Michael Jackson.

Michael Jackson và điệu nhảy Moonwalk

Những đóng góp của Michael Jackson với nghệ thuật nhảy múa khá khác thường và mới lạ. Jackson là một nhà cải cách, người chủ yếu tự học, thiết kế bước nhảy mới dựa trên năng khiếu sẵn có của bản thân mà không bị ảnh hưởng (thường hạn chế) của những chương trình đào tạo chính thức. Tài năng tự nhiên, sự linh hoạt và nhịp điệu đáng kinh ngạc đã góp phần làm nên “phong cách Jackson”. Các trợ lý thường gọi anh là “miếng bọt biển”, một biệt danh ám chỉ sở trường đưa ra ý tưởng và kỹ thuật bất cứ nơi nào Jackson nhận ra chúng.

Nguồn cảm hứng chính của Jackson là James Brown, Marcel Marceau, Gene Kelly – có lẽ khiến nhiều người ngạc nhiên, bởi đó là những vũ công ba lê cổ điển khác nhau.

4. Joaquín Cortés

Joaquín Cortés có tên đầy đủ là Joaquín Pedraja Reyes, là một nghệ sĩ múa Flamenco nổi tiếng thế giới người Tây Ban Nha. Anh là nghệ sĩ trẻ nhất trong danh sách.

Joaquín Cortés

Mặc dù vẫn còn trong quá trình xây dựng sự nghiệp cho bản thân, Joaquín Cortés là một trong số rất ít các vũ công trong lịch sử có xu hướng trở thành một biểu tượng quyến rũ, được cả nam giới lẫn phụ nữ yêu mến. Elle Macpherson được mô tả “quyến rũ từ đôi chân”, Madonna và Jennifer Lopez công khai tuyên bố mê muội anh, trong khi Naomi Campbell và Mira Sorvino là những người phụ nữ làm trái tim anh tan vỡ.

Cortés không chỉ là một trong những vũ công Flamenco lớn nhất còn sống, anh còn là người củng cố vị trí của Flamenco trong văn hóa nghệ thuật hiện đại. Những nam nghệ sĩ yêu thích anh gồm có: Tarantino, Armani, Bertolucci, Al Pacino, Antonio Banderas, và Sting. Nhiều người hâm mộ gọi anh là một “Thần Flamenco”. Tuy nhiên, dù đã ở độ tuổi 44, Cortes vẫn còn đơn lẻ, anh cho biết “Khiêu vũ chính là vợ tôi, người phụ nữ duy nhất của tôi”.
3. Fred Astaire và Ginger Rogers

Astaire và Rogers nổi tiếng là một cặp vũ công tài ba và xứng đôi. Người ta nói rằng, “Ông làm thầy giáo cho Rogers, và cô ấy xuất hiện bên cạnh càng khiến ông cuốn hút hơn”. Họ đã mang những điệu nhảy hấp dẫn đến công chúng.

Fred Astaire (sinh 10 tháng 5 1899 – mất 22 tháng 6 1987) là một vũ công sân khấu kịch Broadway, biên đạo múa, ca sĩ và diễn viên từng giành được giải Oscar người Mỹ. Cuộc đời sân khấu và điện ảnh của ông kéo dài 76 năm, trong đó ông cho ra đời 30 bộ phim âm nhạc. Astaire được đánh giá là một trong những vũ công xuất sắc nhất của thế kỷ 20 và ông cũng thường được thừa nhận là nghệ sĩ múa có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử điện ảnh và âm nhạc truyền hình. Còn Ginger Rogers là người khéo léo đi cùng những bước nhảy khiêu vũ, làm nên thành công cho Fred Astaire.

Fred Astaire và Ginger Rogers

Trong kỷ nguyên suy thoái kinh tế, nhiều người Mỹ đều nỗ lực kiếm sống, và hai vũ công này đã mang lại cho họ ý thức thoát khỏi thực tại trong một thời gian.

2. Mikhail Baryshnikov

Mikhail Baryshnikov là một trong những vũ công ba lê vĩ đại nhất của mọi thời đại. Sinh ra ở Latvia, Baryshnikov, học múa ba lê tại trường Vaganova ở St Petersburg (sau đó được gọi là Leningrad) trước khi gia nhập Kirov Ballet trong năm 1967. Kể từ đó, ông đã giữ vai chính trong hàng chục vở ba lê. Ông đã đóng một vai trò chủ chốt trong việc đưa ba lê trở thành một phần quan trọng trong nền văn hóa thời kỳ cuối năm những năm 70 và đầu những năm 80. Ông là gương mặt điển hình của các hình thức nghệ thuật trong hơn hai thập kỷ qua. Baryshnikov có lẽ là diễn viên múa có ảnh hưởng nhất trong thời đại chúng ta.

Mikhail Baryshnikov

1. Rudolf Nureyev

Baryshnikov chiếm được trái tim của các nhà phê bình và những vũ công đồng nghiệp, nhưng Rudolf Nureyev cũng là một trong những người khiến hàng triệu người dân thường trên thế giới say mê. Sinh ra ở Nga, ông trở thành một nghệ sĩ solo cho Kirov Ballet ở tuổi hai mươi. Năm 1961, ông rời khỏi sân khấu và xin tỵ nạn tại Paris, sau đó đi lưu diễn với Grand Marquis de Ballet du Cuevas.

Trong những năm 1970, ông tham gia đóng phim. Hầu hết các nhà phê bình cho rằng, về mặt kỹ thuật, ông không được tốt như Baryshnikov, nhưng Nureyev lại có thể quyến rũ đám đông với sức thu hút tuyệt vời và lối biểu diễn tình cảm của mình. Vở “Romeo và Juliet” của Nureyev và Fonteyn cho đến ngày nay vẫn là một trong những màn biểu diễn có sức hút nhất của một bộ đôi khiêu vũ trong lịch sử múa ba lê.

Rudolf Nureyev

Thật không may, Nureyev là một trong những nạn nhân đầu tiên của bệnh HIV và chết vì AIDS trong năm 1993. Hai mươi năm trôi qua, chúng ta vẫn có thể xem lại những tác phẩm của ông, di sản làm nên thành công cho Nureyev.

Theo Libero

Check Also

Kịch múa “Khoảnh khắc bất tử”: Khúc tráng ca về người con gái Đất Đỏ

Sẽ biểu diễn hai đêm tại Nhà hát lớn Hà Nội, vở kịch múa “Khoảnh …